Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 33 - 35)

Theo Johannes Kaufmann (1996) [32]; Urquahart và cs (1996) [39]

Cysticercus tenuicollis là giai đoạn ấu trùng của Taenia hydatigena. Các vật chủ trung gian của Cysticercus tenuicollis là cừu, dê, linh dương, lợn, hươu, ngựa và khỉ.

Năm 1914, Casaux đã phát hiện được ở gan người hai nang sán

Cysticercus tenuicollis ca loài sán Taenia hydatigena ký sinh ở chó.

Theo Johannes Kaufmann (1996) [32], ấu trùng Cysticercus tenuicollis

ký sinh ở bề mặt gan, màng mỡ chài ở khoang bụng của cừu và gia súc. Gia súc nhiễm ấu sán thường không có biểu hiện triệu chứng bệnh, trừ khi nhiễm một số lượng lớn ấu trùng ở nhu mô gan, tình trạng thiếu máu và chết có thể xảy ra.

Trong quá trình hoàn thành giai đoạn ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở KCTG, các ấu trùng 6 móc chui qua niêm mạc ruột, theo máu đến bề mặt gan, màng treo ruột, phổi, gây ra những tổn thương lớn ở các cơ quan này (Woinshet Sammuel – Girma G. Zewde, 2010 [41]).

Woinshet Sammuel – Girma G. Zewde (2010) [41], một cuộc khảo sát lò mổđược tiến hành để xác định tỷ lệ Cysticercus tenuicollis và đánh giá sự phân bố của C. Tenuicollis trong cơ quan nội tạng của cừu và dê thịt.Trong tổng số 768 con dê và 630 con cừu cơ quan nội tạng được kiểm tra,

C. tenuicollis đã được tìm thấy trong 358 dê (46,6%) và 252 con cừu (40,0%). Dê (58,1%) và cừu (46,5%) từ vùng cao bị nhiễm bệnh nhiều hơn so với dê (35,2%) và cừu (33,8%) từ các vùng đất thấp. C. tenuicollis thường phát hiện ở các mạc nối của dê và cừu hơn bất kỳ cơ quan nội tạng khác.

Theo Mohammad Hossein Radfar và cs (2005) [33], trong thời gian từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 3 năm 2002, có 1336 cừu và 1674 dê được giết mổ tại lò mổ Kerman, Đông Nam Iran, trong đó 172 cừu (12,87%) và 302 dê (18,04%) bị nhiễm Cysticercus tenuicollis.

Trong quá trình hoàn thành giai đoạn ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở KCTG, các ấu trùng 6 móc chui qua niêm mạc ruột, theo máu đến bề mặt gan, màng treo ruột, phổi, gây ra những tổn thương lớn ở các cơ quan này (Woinshet Sammuel – Girma G. Zewde, 2010 [41]).

Cysticercus tenuicollis không có tác dụng gây bệnh trong khi nằm trong ổ bụng. Khi nhiều ấu trùng di chuyển đồng thời qua gan ta có thể nhìn thấy dấu hiệu lâm sàng. Sự di cư có thể gây hủy hoại trầm trọng mô gan và các bệnh lý nhìn thấy trong gan tương tự như quan sát thấy trong nhiễm sán lá gan (P. Junquera, 2013) [36].

Cysticercus tenuicollis với số lượng lớn ký sinh gây ra viêm gan, hoại tử, thoái hóa dạng hạt, viêm phổi (Nath S., Pal S., Sanyal P.K., Ghosh R.C., Mandal S.C, 2010) [35].

Theo P. Junquera, 2013 [36], việc sử dụng thường xuyên thuốc trị giun sán không được chỉ định để ngăn ngừa gia súc nhiễm với Cysticercus

tenuicollis, có báo cáo cho rằng Albendazole và Praziquantel có hiệu quả, nhưng chỉ ở liều lượng cao hơn so với những điều trị thông thường, và kết quả có thể không đáng tin cậy.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 33 - 35)