Bố trí điều tra và phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 37 - 39)

3.3.2.1. Bố trí điều tra tình hình nhiễm sán dây chó

Thu thập mẫu sán dây ở đường tiêu hoá của chó theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Mẫu được thu thập tại các địa phương có lợn được mổ khám kiểm tra ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis.

3.3.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây chó - Phương pháp mổ khám và thu thập sán dây ở chó.

Để tìm sán dây ký sinh ở hệ tiêu hóa, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hóaSkrjabin (1928), thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột của chó (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) [8].

Sán dây sau khi thu thập được làm chết tự nhiên trong nước lã, sau khi làm sạch bằng nước cất bảo quản trong cồn 700. Phân loại sơ bộ các loài sán dây đã thu thập được dưới kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào hình thái, cấu tạo của sán dây trưởng thành theo quy định của Phan Thế Việt và cs (1977)[21], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [5]. Việc xác định chính xác thành phần loài sán dây ở đường tiêu hóa chó được thực hiện ở Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

- Định loài sán dây: Định loài sán dây theo hệ thống phân loại của Schulz và Gvozdev, 1970 trên tiêu bản nhuộm Carmin (Phan Thế Việt và cs, 1977 [21]; Nguyễn Thị Kỳ, 2003 [5]).

Làm tiêu bản tạm thời (làm tiêu bản trong): Sử dụng hỗn hợp dung dịch gồm: glyxerin + axit lactic + nước cất theo tỷ lệ 1:1:1. Phương pháp này có thể quan sát cấu tạo sơ bộ của đầu, giúp cho việc định loài sán dây được nhanh chóng.

Làm tiêu bản cố định:

Quy trình nhuộm như sau:

+ Tách mẫu: tách những sán mà cơ thể có đầy đủ các bộ phận (đầu, cổ, thân).

+ Chọn những mẫu đẹp nhất có cấu tạo đầy đủ (đầu, cổ, thân, đốt già) + Rửa mẫu trong nước cất với thời gian 10 – 15 phút.

+ Ép mẫu: đặt mẫu vào giữa hai lam kính để ép cho mẫu thẳng, các mẫu khác làm tương tự, sau đó đặt các mẫu chồng lên nhau, ngâm trong nước với thời gian 15 phút, sau đó mở ra từ từ.

Trường hợp mẫu tươi: thu mẫu, rửa nhẹ nhàng cho sạch, gắp từng con đặt cẩn thận lên lam kính cho thẳng rồi đặt lam kính khác lên; tiếp tục với những mẫu khác như vậy. Sau đó đặt chồng lên nhau trong một chậu nhựa có nắp đậy, cho cồn 70o vào ngập mẫu, để trong 10 ngày nhấc ra cho

vào chậu nước 5 – 10 phút để sán tự bong ra, gắp cho vào cồn 70o, sau 1 tuần đem nhuộm.

+ Mẫu sán lấy ra từ cồn 700 được cho vào thuốc nhuộm Carmin từ 10 – 15 phút, rồi chuyển sang cồn 700, 800, 960, 1000 với thời gian 15 – 30 phút (tùy kích thước từng mẫu); rồi làm trong bằng xylen.

+ Chuẩn bị lamen và lam kính, nhỏ 1 – 2 giọt Baume-Canada lên lam kính, sau đó lấy que gắp gắp sán đặt lên giọt Baume-Canada, đậy lamen lên. Sau một ngày đem ra soi kính hiển vi.

+ Sau khi làm xong mẫu, điền đầy đủ thông tin về mẫu lên lam kính.

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây:

Cường độ nhiễm sán dây được xác định bằng số lượng sán dây ký sinh/chó (mổ khám, thu thập và đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi chó).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 37 - 39)