tenuicollis gây ra ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Để đánh giá tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis của lợn tại huyện Đồng Hỷ, chúng tôi đã mổ khám 650 lợn tại TT Chùa Hang, xã Quang Sơn, xã Hóa Trung. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.1 và hình 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ở lợn tại các địa phương Địa phương Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Thị trấn Chùa Hang 300 36 12,00 1 – 25 Xã Quang Sơn 170 35 20,59 2 – 35 Xã Hóa Trung 180 34 19,44 2 - 30 Tính chung 650 105 16,15 1 - 35
Kết quả bảng 4.1 cho thấy:
Trong 650 lợn mổ khám có 105 con nhiễm ấu trùng, tỷ lệ nhiễm chung là 16,15%, biến động từ 12,00% - 20,59%.
So sánh tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis giữa các xã, xã Quang Sơn nhiễm cao nhất (20,59%), sau đó đến xã Hóa Trung (19,44%), thấp nhất là thị trấn Chùa Hang (12,00%).
Về cường độ nhiễm: Lợn tại xã Quang Sơn có cường độ nhiễm ấu trùng
cường độ nhiễm thấp hơn (2 – 30 ấu sán/con), lợn tại thị trấn Chùa Hang cường độ nhiễm là thấp nhất (1 – 25 ấu sán/con).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2011) [9] ở tỉnh Phú Thọ, theo tác giả lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis với tỷ lệ 25,12%.
Theo Đỗ Dương Thái và cs, (1978) [16], sự phân bố theo vùng của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm các bệnh giun sán ở gia súc và gia cầm. Ngoài ra còn phải kể đến các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, vệ sinh thức ăn nước uống và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc, gia cầm đối với giun sán. Như vậy, điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển giun sán, trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis, là giai đoạn của ấu trùng sán dây Taenia hydatigena.
Sự khác nhau về địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu dẫn tới sự khác nhau về khu hệ động thực vật giữa các vùng. Xã Quang Sơn có địa hình khá phức tạp, khí hậu thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của trứng các loài giun sán ở ngoại cảnh, trong đó có trứng sán dây Taenia hydatigena. Xã Hóa Trung tiếp giáp với xã Quang Sơn nhưng địa hình đơn giản hơn, người dân chú ý đến công tác vệ sinh phòng bệnh nên tỷ lệ nhiễm ấu trùng thấp hơn.
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis không chỉ phụ thuộc và điều kiện tự nhiên còn chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội. Đa phần các nông hộ ở các xã chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, chưa chú trọng đến công tác vệ sinh, chăm sóc, thường nuôi theo kiểu tận dụng nên tạo điều kiện cho ấu trùng Cysticercus tenuicollis phát triển. Thị trấn Chùa Hang có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn nên tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis
thấp hơn so với xã Quang Sơn và xã Hóa Trung.
Hình 4.1 minh họa rõ hơn sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ấu trùng
Hình 4.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn
tại các địa phương
4.1.1.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi
Tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh ký sinh trùng. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tuổi là một chỉ tiêu xác định lợn ở lứa tuổi nào nhiễm ấu sán nhiều, từ đó có kế hoạch phòng trừ giảm thấp tỷ lệ nhiễm.
Kết quả về tỷ lệ nhiễm ấu trùng theo tuổi lợn được trình bày ở bảng 4.2 và minh họa ở hình 4.2
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ởlợn theo tuổi Tuổi (tháng) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) ≤ 6 230 22 9,57 1 - 20 > 6 - 12 268 43 16,04 2 – 27 > 12 152 40 20,32 2 - 35 Tính chung 650 105 16,15 1 - 35
Kết quả bảng 4.2 cho thấy:
Về tỷ lệ nhiễm: lợn ở các lứa tuổi đều nhiễm ấu trùng, nhiễm cao nhất là lứa tuổi >12 tháng tuổi (20,32%), lợn từ > 6 – 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm thấp hơn (16,04%), lợn ở độ tuổi ≤ 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là thấp nhất (9,57%). Thời gian tiếp xúc với mầm bệnh càng dài thì tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu sán càng cao.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7]: Ở những vùng nuôi nhiều chó tỷ lệ nhiễm ấu
trùng Cysticercus tenuicollis ở trâu, bò, dê, lợn càng nhiều. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng dần theo tuổi, điều này được các tác giả lý giải do thời gian tiếp xúc với căn bệnh tăng.
Togerson và cs (1998) [38], Bhaskar và cs (2003) [26] cũng có nhận xét: Tỷ lệ Cysticercus tenuicollis tăng theo tuổi tác.
Về cường độ nhiễm: lợn ≤ 6 tháng tuổi là thấp nhất (1 – 20 ấu sán/con), sau đó đến > 6 – 12 tháng tuổi (2 – 27 ấu sán/con), lợn > 12 tháng tuổi cường độ nhiễm cao nhất (2 – 35 ấu sán/con).
Hình 4.2. minh họa rõ hơn sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm theo tuổi của lợn
4.1.1.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ở lợn theo tính biệt Tính biệt Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Đực 347 55 15,85 1 – 27 Cái 303 50 16,50 2 - 35 Tính chung 650 105 16,15 2 - 35
Kết quả bảng 4.3 cho thấy:
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng theo tính biệt không khác nhau nhiều. Con đực có tỷ lệ nhiễm 15,85%, con cái tỷ lệ nhiễm 16,50%. Cường độ nhiễm ở con cái cao hơn so với con đực, con cái 2 – 35 ấu sán/con, con đực 1 – 27 ấu sán/con. Con cái thường được nuôi lâu hơn nên tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn, do vậy tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả củaAkinboade OA, Ajiboye A. (1983) [25], quakiểm tra 720 dê và 412 con cừu tại Abbatoir Ibadan trong sáu tháng, tác giả đã phát hiện ấu trùng Cysticercus tenuicollis
nhiễm 20,97% ở dê và 23,30% ở cừu. Trong cả hai loài, gia súc cái dễ nhiễm ấu trùng hơn và nhạy cảm hơn.
Theo Oryan A., Goorgipour S, Moazeni M, Shirian S. (2012) [38], tổng cộng có 1050 con cừu và 950 con dê được giết mổ tại Shiraz Slaughterhouse đã được kiểm tra cẩn thận. Cysticercus tenuicollis đã được tìm thấy trong 184 con cừu (17,52%) và 523 con dê (55,05%). Tỷ lệ Cysticercus tenuicollis ở con cái cao hơn ở con đực.
Hình 4.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt
4.1.1.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo các tháng
Theo Đỗ Dương Thái và cs (1978) [16], nhiệt độ và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kí sinh trùng ở ngoại cảnh. Vì vậy, chúng tôi đã xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng theo tháng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ở lợn theo các tháng Tháng Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) 1 135 20 14,81 2 – 27 2 128 22 17,19 1 – 30 3 135 22 16,30 2 – 32 4 130 23 17,69 2 – 35 5 122 18 14,75 1 – 20 Tính chung 650 105 16,15 1 – 35
Kết quả bảng 4.4 cho thấy:
Tháng 1: số lợn mổ khám 135 con, có 20 con nhiễm ấu trùng, chiếm tỷ lệ nhiễm 14,81%, cường độ nhiễm 2 – 27 ấu sán/con.
Tháng 2: số lợn mổ khám là 128 con, có 22 con nhiễm ấu trùng, chiếm tỷ lệ 17,19%, cường độ nhiễm 1- 30 ấu sán/con.
Tháng 3: số lợn mổ khám là 135 con, có 22 con nhiễm với tỷ lệ 16,30%, cường độ nhiễm 2 – 32 ấu sán/con.
Tháng 4: số lợn mổ khám là 130 con, có 23 con nhiễm, tỷ lệ nhiễm 17,69% và cường độ nhiễm 2 – 35 ấu sán/con.
Tháng 5: số lợn mổ khám là 122 con, có 19 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 14,75% và cường độ nhiễm 1- 20 ấu sán/con.
Như vậy, tỷ lệ nhiễm Cysyicercus tenuicollis ở lợn cao nhất là vào tháng 4, sau đó đến tháng 2, tháng 3 và thấp nhất vào tháng 1, tháng 5. Theo chúng tôi thời tiết ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn và tỷ lệ phát triển của trứng sán dây thành ấu trùng, do vậy vào các tháng thời tiết thay đổi bất thường, độ ẩm cao (tháng 2,3,4) tỷ lệ nhiễm ấu trùng của Cysticercus
tenuicollis của lợn cao hơn tháng 1 và tháng 5.
Hình 4.4. minh họa rõ sự biến động tỷ lệ nhiễm ấu sán qua các tháng.
Hình 4.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis
4.1.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại