Các loại hình BHTNDS của hãng hàng không

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 26 - 30)

BHHK là một loại hình bảo hiểm khá phức tạp, liên quan đến nhiều loại rủi ro và phạm vi trách nhiệm khác nhau. Riêng đối với BHTNDS mà HKVN hiện này tham gia chủ yếu gồm những loại BHTNDS sau:

II.1: BHTNDS của hãng hàng không đối với hành khách:

Hành khách ở đây được hiểu là bất kỳ người nào, ngoại trừ tổ bay, được vận chuyển hoặc sẽ được vận chuyển trên tàu bay với sự đồng ý của người vận chuyển. Đây là loại hình bảo hiểm trách nhiệm theo luật định (luật quốc tế hoặc luật quốc gia). Theo đó công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà các hãng hàng không (theo luật áp dụng) do gây thương vong cho hành khách khi họ đang lên, xuống máy bay, hoặc trong quá trình bay. Đối với loại bảo hiểm này, trách nhiệm của công ty bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm qui định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Loại hợp đồng bảo hiểm này không áp dụng đối với nhân viên tổ bay khi họ đang đi trên máy bay với tư cách phục vụ chứ không phải là hành khách và cũng không áp dụng đối với thiệt hại về người và tài sản liên quan đến người thứ 3.

II.2. BHTNDS của hãng hàng không đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách:

Trước hết chúng ta nghiên cứu một số khái niệm có liên quan:

* Hành lý: được hiểu là những vật phẩm, đồ dùng và tư trang của hàng khách được xem là cần thiết hoặc thích hợp cho việc mang, sử dụng, cho sự thoải mái hoặc tiện lợi trong chuyến đi. Trừ khi được xác định khác đi, hành lý bao gồm cả hành lý ký gi hành lý xách tay ca hành khách.

* Hành lý ký gi: hành lý ký gửi là hành lý mà người vận chuyển chịu trách nhiệm bảo quản và xuất thẻ hành lý.

* Hành lý xách tay: là bất kỳ hành lý nào của hành khách không phải là hành lý ký gửi. Hành lý xách tay được phép mang theo lên cabin máy bay cùng với hành khách và do hành khách tự bảo quản trong suốt chuyến đi.

* Th hành lý: thẻ hành lý là chứng từ do người vận chuyển ban hành phục vụ cho các mục đích:

- Xác định hành trình của hành lý

- Xác định tính chất, trạng thái của hành lý

- Là cơ sở để khách hàng khiếu nại hãng vận chuyển khi có bất thường xảy ra đối với hành lý.

* Vé hành lý: là phần của vé hành khách và hành lý có liên quan đến việc vận chuyển hành lý ký gửi của hành khách.

* Hành lý min cước: là lượng hành lý mà hành khách được phép mang theo không phải trả tiền cước phí vận chuyển và hành lý phải tuân thủ các điều kiện và giới hạn được nêu trong qui định của Người vận chuyển.

* Hành lý tính cước: là lượng hành lý vượt quá mức hành lý miễn cước cho phép. Hành khách phải trả cước phí cho số hành lý vượt quá này theo phương thức nêu trong qui định của Người vận chuyển.

* Vé: vé là chứng từ được mang tên “vé hành khách và hành lý ký gửi” do Người vận chuyển hoặc người thay mặt Người vận chuyển xuất và bao gồm Điều kiện hợp đồng và các bị chú cùng các tờ vận chuyển và tờ hành khách ở trong đó.

* Người vn chuyn: là Người vận chuyển hàng không xuất vé và tất cả các Người vận chuyển hàng không vận chuyển và cam kết vận chuyển hành khách và hành lý của hành khách hoặc thực hiện hay cam kết thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến việc vận chuyển bằng đường không đó.

* Hàng hoá: là bất kỳ thứ gì được chuyển chở trên máy bay ngoại trừ bưu kiện, hành lý ký gửi hoặc hành lý xách tay mà Người vận chuyển chịu trách nhiệm bảo quản và xuất vận đơn hàng không (AWB = Air Waybill) (Theo định nghĩa của The Air Cargo Tariff Rules - TACT - April 1999 issue 48 của IATA).

* Vn đơn hàng không: là chứng từ dành cho việc vận chuyển hàng hoá. Tất cả hàng hoá được vận chuyển, tất cả những kiện hàng nào được để

trên máy bay dù được trả cước hay không trả cước đều phải có vận đơn hàng không kèm theo.

* Tư trang ca hành khách: là những vật dụng mà hành khách mang theo lên khoang hành khách và được hành khách tự bảo quản cùng với hành lý xách tay ví dụ như tiền, vàng, giấy tờ tuỳ thân...

Cũng giống như BHTNDS của hãng hàng không đối với hành khách. Đây là loại BHTNDS theo luật định (luật quốc tế hoặc luật quốc gia). Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà các hãng hàng không (theo luật áp dụng) do gây thiệt hại đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách nhận chuyên chở. Đối với loại bảo hiểm này trách nhiệm của công ty bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm qui định trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Loại hợp đồng này không áp dụng với nhân viên tổ bay khi họ đang đi trên máy bay với tư cách phục vụ chứ không phải là hành khách và cũng không áp dụng đối với thiệt hại (về người và tài sản) liên quan đến người thứ 3.

II.3: BHTNDS của hãng hàng không đối với người thứ 3:

Tương tự như BHTNDS của hãng hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách, người được bảo hiểm là hãng hàng không, tuy nhiên người được bồi thường trong loại hình bảo hiểm này lại là người thứ 3 ở trên mặt đất, người chịu những thiệt hại về sinh mạng và tài sản do máy bay hay bất kỳ vật gì từ máy bay rơi vào. Là loại BHTNDS theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại (về người và tài sản) mà người được bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường do máy bay hay bất kỳ người nào, vật thể nào từ trên máy bay rơi xuống gây thiệt hại cho người thứ 3 trên mặt đất. Trách nhiệm này cũng bao gồm cả thiệt hại đối với máy bay và hành khách trên máy bay đó đang bay trên không là đối tượng bị thiệt hại của các vụ va chạm trên không. Loại bảo hiểm không áp dụng đối với hành khách đi trên máy bay và nhân viên của hãng hàng không.

Hiện nay trên thế giới, qui định giới hạn trách nhiệm của hãng hàng không đối với người thứ 3 theo trọng lượng cất cánh của máy bay, nhất là máy bay đang hoạt động trên lãnh thổ của nước khác.

II.4: BHTNDS của chủ sân bay và người điều hành bay:

Là loại BHTNDS theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả do phát sinh trách nhiệm của họ trong quá trình hoạt động của sân bay đối với:

- Tổn thất về người và tài sản của người thứ 3 trong khu vực qui định do hoạt động của sân bay hoặc nhân viên của người được bảo hiểm gây ra (bao gồm cả việc điều hành máy bay hạ cánh hoặc cất cánh).

- Tổn thất đối với máy bay và trang thiết bị trên máy bay thuộc quyền sở hữu của người khác khi máy bay đang đậu ở sân bay hoặc nhân viên của người được bảo hiểm gây ra (bao gồm cả việc điều hành máy bay hạ cánh hoặc cất cánh).

- Tổn thất về người và tài sản do việc cung cấp lương thực, thực phẩm và các loại sản phẩm khác gây ra.

Loại hình bảo hiểm này không áp dụng đối với thiệt hại về người và tài sản của nhân viên của người được bảo hiểm.

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 26 - 30)