Về phía TCTHKVN

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 97 - 105)

Nhìn từ thực tế những năm qua, việc tham gia nghiệp vụ BHTNDS đối với hàng hoá, hành lý và tư trang của hành khách đã có tác dụng rất to lớn đối với hoạt động của HKVN. Là một trong những nghiệp vụ BHHK mà HKVN đã tham gia đầu tiên vào những năm 80 cùng với nghiệp vụ bảo hiểm thân, đến nay chất lượng nghiệp vụ cũng đã tăng lên rất nhiều và vẫn đóng một vai trò tích cực cho HKVN ổn định đi lên. Nhờ tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này mà đã giúp cho HKVN bồi thường những tổn thất không nhỏ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới đó là:

II.1. Lựa chọn công ty bảo hiểm:

HKVN chịu trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang, bưu chính, người thứ 3 tham gia bảo hiểm với tư cách là người được bảo hiểm. Nên trong công tác chọn thầu bảo hiểm cho năm 2003 và những năm kế tiếp, điều đầu tiên là phải xem xét và mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu bảo hiểm nhằm đảm bảo khách quan và chọn lựa đối tác bảo hiểm tin cậy nhất. TCTHKVN nên chỉ đạo trực tiếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ bảo hiểm của mình trong việc nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn phương án hợp lý nhất. Để đạt được kết quả tốt trong việc lựa chọn người bảo hiểm, cần thiết phải xem xét, hiểu rõ hơn về thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như trên thế giới và các doanh nghiệp trên

thị trường. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có các doanh nghiệp sau đây:

Bảng 8: Thị phần các công ty bảo hiểm gốc tại Việt Nam năm 2001 (chỉ xét các công ty bảo hiểm phi nhân thọ):

Tên công ty Phí bảo hiểm phi nhân thọ Thị phần phi nhân thọ Vốn điều lệ Năm thành lập Hình thức sở hữu Bảo Việt 927,70 51,14% 775 tỷ VND 1964 Nhà nước Bảo Minh 455,00 25,08% 50 tỷ VND 1994 Nhà nước Bảo Long 26,54 1,46% 22 tỷ VND 1995 Cổ phần PJICO 115,40 6,36% 53 tỷ VND 1995 Cổ phần PVIC 89,10 4,91% 20 tỷ VND 1996 Nhà nước

VIA 42,90 2,36% 6 tỷ VND 1996 Liên doanh PTI 72,70 4,01% 70 tỷ VND 1998 Cổ phần UIC 42,60 2,35% 4,2 triệu VND 1997 Liên doanh BIDV/QBE 6,90 0,38% 4 triệu VND 1999 Liên doanh Allian/AGF 35,20 1,94% 5 triệu VND 1999 100%vốn

nước ngoài

(Nguồn: Phòng quản lý đại lý Tổng Công ty Bảo hiểm Việt nam)

Muốn chọn lựa chọn được đối tác tin cậy, Tổng công ty nên xem xét tiềm lực tài chính của họ. Đây là điều rất quan trọng vì có được người bảo hiểm có khả năng tài chính vững mạnh thì hoàn toàn có thể yên tâm nếu chẳng may có rủi ro xảy ra. Như vậy, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, có thị phần lớn vẫn các công ty trong nước. Khi xem xét lựa chọn các công ty tham gia đấu thầu TCTHKVN trước hết xem xét theo đánh giá trên, tuy nhiên, đây cũng chỉ là tiêu thức căn bản nhất mang tính chất “phần cứng”. Hiện nay, Tổng công ty đang ở thế chủ động có thể mời bất kỳ công ty bảo hiểm nào để đấu thầu. Qua phân tích sơ bộ, có thể thấy trong số các công ty bảo hiểm trên thì Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PVIC, VIA là những công ty có khả năng. Tuy nhiên, bên cạnh việc dựa vào các tiêu thức trên còn phải kể đến các vấn đề khác hết sức quan trọng như công ty bảo hiểm đó hoạt động

kinh doanh có hiệu quả không, kinh nghiệm, uy tín ra sao, mức miễn thường như thế nào cao hay thấp...để lựa chọn được công ty bảo hiểm tốt nhất và khách quan nhất, tổng công ty trước hết lựa chọn hội đồng đấu thầu bao gồm các thành viên có kinh nghiệm, có chuyên môn, năng lực. Từ đó tạo điều kiện cho các cán bộ đó xây dựng kế hoạch đấu thầu vào cuối năm 2003. Các cán bộ bảo hiểm của Tổng công ty cần phải thu thập thông tin từ thị trường BHHK thế giới và trong nước, xem xét và cân nhắc nên mời đối tác nào có khả năng để tránh lãng phí thời gian, chi phí, đặc biệt cần phải có sự tìm hiểu về các công ty đó kỹ lưỡng. Để có được kết quả tốt trong công tác đấu thầu thì việc xây dựng phương án cần phải được triển khai khẩn trương, có thời gian dài cân nhắc. Có làm tốt công tác này Tổng công ty mới có điều kiện tìm cho mình công ty tốt nhất với phí bảo hiểm thấp, chất lượng phục vụ cao. Lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín cũng có nghĩa là uy tín của HKVN được nâng cao.

II.2. Hoàn thiện công tác giám định và quy định giải quyết khiếu nại bồi thường: Công tác bồi thường là một khâu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình bảo hiểm. Bồi thường đối với những tổn thất thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm mà nhanh chóng, đầy đủ chính là tạo cho khách hàng và chủ hàng thấy được vai trò tác dụng của BHHK nói riêng và hoạt động bảo hiểm nói chung.

Quy định 323/HKVN ra đời năm 1997 đã khắc phục được phần nào những yếu kém trong công tác bồi thường, tuy nhiên qua thực tế triển khai quyết định cũng gặp không ít những khó khăn. Ví dụ khi hành khách khiếu nại đòi bồi thường thì luôn gặp phải những thủ tục hành chính rườm ra như phải viết đơn yêu cầu bồi thường mặc dù về phía HKVN đã có đủ hồ sơ liên quan trong trường hợp hành lý bị mất hẳn hoặc bị moi móc...do chưa có những quy định chi tiết, cụ thể về khung bồi thường dẫn đến thắc mắc khiếu kiện lên HKVN. Như vậy, trong thời gian tới HKVN nên cùng phối hợp với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, khách hàng thường xuyên của HKVN để hội thảo góp ý kiến nhằm hoàn

thiện tốt công tác giám định và khiếu nại bồi thường. Một số kiến nghị đối với quy định 323/HKVN ngày 10/3/1997 như sau:

* Thời hạn giải quyết bồi thường công ty bảo hiểm cần phải bồi thường sau 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ những hồ sơ hợp lệ

* Về việc giải quyết khiếu nại bồi thường hành lý, hàng hoá

- Đơn giản hoá các thủ tục đòi bồi thường giúp cho hành khách, chủ hàng thuận lợi hơn đồng thời đảm bảo các chi tiết cần thiết để lập hồ sơ bồi thường.

- Trường hợp hành lý ký gửi bị chậm theo Quy định 323 thì bồi thường theo nhóm nước hay hạng ghế. HKVN nên nâng thêm mức bồi thường này cho phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH ở từng nước vì các hãng hàng không khác đều áp dụng mức cao hơn so với mức bồi thường mà HKVN hiện nay đang áp dụng.

Ví dụ: đối với HKVN, đối với nhóm nước số 1 hiện tại đang áp dụng + Hạng ghế thương gia: 50USD/hành khách

+ Hạng ghế phổ thông : 40USD/hành khách

Trong khi đó đối với hàng không Pháp (Air France) áp dụng là 120 USD và 70 USD cho 2 hạng ghế trên.

- Việc giải quyết khiếu nại đối với hàng hoá nên tăng thời hạn là 120 ngày đối với hàng hoá bị thất lạc kể từ ngày xuất vận đơn, vì hãng hàng không cần có thời gian để tìm kiếm nhằm đảm bảo cho quyền lợi của hành khách vì thông thường hạn mức trách nhiệm của hãng hàng không thường thấp hơn so với yêu cầu bồi thường của chủ hàng (Quy định 323/HKVN thời hạn này chỉ là 14 ngày).

- Hành lý, hàng hoá bị moi móc ngoài hạn mức trách nhiệm tối đa là 20USD /kg, HKVN nên bồi thường thêm cho khách hàng một khoản tiền gọi là thiện chí. Vì đây là hành động hoàn toàn chủ quan của con người gây ra đối với hành lý, hàng hoá ký gửi xảy ra trong quá trình vận chuyển. Với hành khách điều này là một sự xúc phạm đối với tài sản của họ.

Mặc dù hiện nay Bảo Minh đã giao cho HKVN việc giám định bồi thường tổn thất dưới mức miễn thường, tuy nhiên trong khi bồi thường HKVN cũng gặp không ít khó khăn trong việc xác định thẩm quyền của mình. Vậy trong thời gian tới HKVN nên phối hợp cùng với công ty bảo hiểm xác định rõ ràng hơn quyền hạn của mình giúp cho công tác bồi thường được nhanh chóng. Hơn nữa, do tình hình thực tế khách quan đã có nhiều biến đối, nên HKVN cần phối hợp với công ty bảo hiểm xây dựng thể lệ giám định mới, đồng thời làm rõ vai trò của giám định viên và giá trị của biên bản giám định trong công tác giám định và giải quyết bồi thường.

II.3. Lựa chọn thời điểm để tái tục hợp đồng:

Hoạt động của ngành hàng không cũng như BHHK phụ thuộc rất nhiều vào thị trường BHHK thế giới. Vì vậy, công tác BHHK phải có sự phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế trong lĩnh vực BHHK. Một số vấn đề cần phải xem xét là thời điểm tái tục hợp đồng HKVN nên lựa chọn thời điểm thích hợp nhất trong năm để tái tục hợp đồng, sao cho vừa có lợi cho mình nhất, vừa tận dụng được thế mạnh của đối tác trong quan hệ bảo hiểm. HKVN nên chủ động đàm phán ký kết với công ty bảo hiểm của mình vào thời điểm cuối quý II hàng năm. Vì vậy, mọi thủ tục để ký kết hợp đồng phải được hoàn tất trước khi kết thúc quý II. Tận dụng cơ hội này, sẽ giúp cho HKVN có được mức phí tiết kiệm nhất, điều kiện, điều khoản tốt nhất và sẽ được cung cấp nhiều dịch vụ ưu đãi hơn.

II.4. Chủđộng trong khâu quản lý hợp đồng : vì TCTHKVN với tư cách là đơn vị tham gia bảo hiểm, do vậy vẫn chưa thực sự được chủ động khi tham gia bảo hiểm nhất là trong khâu thu xếp hợp đồng bảo hiểm và công tác giải quyết khiếu nại đòi bồi thường do phụ thuộc vào công ty bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm, Tổng công ty chỉ có cách chấp nhận toàn bộ hoặc từ chối, hãn hữu lắm thì được thoả thuận thay đổi các điều khoản phụ (điều khoản riêng) của hợp đồng. Còn trong một số trường hợp giải quyết khiếu nại đòi bồi thường thì Tổng công ty hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào công ty bảo hiểm. Vậy trong thời gian tới

TCTHKVN cần chủ động hơn nữa trong khâu giải quyết, quản lý hợp đồng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như phát huy tác dụng thiết thực của BHHK.

II. 5. Thường xuyên chú trọng công tác ĐP & HCTT: mấy năm gần đây HKVN và công ty Bảo Minh, Vinare đã bắt đầu quan tâm, đầu tư cho công tác ĐP & HCTT. Một số công trình đã đem lại những hiệu quả bước đầu ngăn ngừa, loại trừ rủi ro, giảm tổn thất cho HKVN như xây dựng thiết bị chống sét, xây dựng hàng rào cho bãi để container, lắp đặt hệ thống camera... tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nguy cơ rủi ro mà với những lý do khách quan, chủ quan mà thời qua chúng ta vẫn chưa thực hiện tốt công tác ĐP & HCTT của HKVN trong thời gian tới. Cụ thể là:

- Nhằm giảm tình trạng hành lý, hàng hoá bị chậm nhiều trong thời gian qua. HKVN nên có kế hoạch cân đối lịch bay trong đó tính tới khả năng máy bay dự phòng khác khi có một máy bị chậm, huỷ. Máy bay cần phải được bảo dưỡng thường xuyền và định kỳ nhằm ngăn ngừa các rủi ro kỹ thuật. Hệ thống các trang thiết bị sân bay cần được nâng cấp để máy bay có thể hạ cánh trong trường hợp thời tiết xấu. Ngoài ra, hệ thống phục vụ mặt đất cũng phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi.

- Đầu tư trang thiết bị cho các sân bay trong nước, đặc biệt nâng cấp hệ thống các sân bay lẻ. Trang bị đồng bộ các máy soi, máy dò kim loại, lắp đặt hệ thống camera để giám sát quá trình vận chuyển bốc dỡ hàng hoá, hành lý. Tất nhiên HKVN cũng gặp những khó khăn về tài chính mà không thể cùng lúc trang bị đồng loạt, do vậy việc đầu tư phải tính tới tính đồng bộ và hiệu quả.

- Tiến hành thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, nhân viên, lái xe cơ giới...về các rủi ro và cách phòng trừ hiệu quả. Kinh phí của khoá học này có thể đề nghị Bảo Minh hỗ trợ.

- Đầu tư , nâng cấp hệ thống trang thiết bị để HKVN tận dụng được những tiện lợi của hệ thống tìm kiếm hành lý thất lạc trên toàn cầu (World tracer), nhằm tìm kiếm hành lý bị thất lạc được hiệu quả hạn chế việc mất mát hành lý nhằm giảm chi phí cho HKVN và đảm bảo quyền lợi cho hành khách.

II.6. Công tác an ninh và tổ chức : Thực tế cho thấy tình trạng hành lý, hàng hoá bị moi móc, mất cắp còn thường xuyên xảy ra. Vậy các cơ quan chức năng nên xem xét lại vấn đề an ninh trên các tuyến bay và cần có bảo vệ kiểm tra tại các đầu sân bay để nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng nói trên. Ngoài ra, ở các sân bay lẻ vẫn xảy ra tình trạng trâu bò đi lại qua khu vực lân cận sân bay và có nguy cơ xảy ra tai nạn cho hoạt động khai thác bay. Nên tại các khu vực này cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước, trong và sau khi máy bay cất cánh, hạ cánh nhằm đảm bảo cho tài sản, con người tham gia giao thông bằng đường hàng không cũng như các khu dân cư xung quanh khu sân bay.

Ngoài ra, tỷ lệ tổn thất do hành lý, hàng hoá vận chuyển chậm chiếm tỷ trọng rất lớn. Sở dĩ như vậy nguyên nhân là do lịch bay chưa phù hợp, các chuyến bay tham gia vào quá trình liên vận rất lúng túng trong việc chuyển giao hành lý, hàng hoá. Hơn nữa thời gian chờ đợi giữa hai chuyến bay trong quá trình liên vận thường rất lâu. Điều này ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của TCTHKVN. Vậy cơ quan chức năng nên xem xét và cân đối lịch bay, điều máy bay có trọng tải phù hợp với quá trình liên vận để giảm thiểu tình trạng nói trên.

II.7. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ nghiệp vụ theo kịp với trình độ phát triển của thế giới và chuyên môn hoá cao đội ngũ cán bộ

chuyên trách:

Hiện nay, nước ta đang thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, nhất là những cán bộ thành thạo ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ, dầy dặn kinh nghiệm, hoạch định chính sách. Đây là một trở lực lớn đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và công tác BHHK nói riêng. Lĩnh vực BHHK có những đặc thù riêng mà đòi hỏi nhân tố con người, có tính thích ứng cao, không ngừng học hỏi tiếp cận với những vấn đề mang tính thời đại. Đào tạo và đào tạo mới cho cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực BHHK cho phép HKVN cũng như Bảo Minh hay các công ty bảo hiểm sẽ thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán, giao dịch hợp đồng BHHK. HKVN, Bảo Minh hay các công ty bảo hiểm sẽ luôn luôn

tiếp cận được thông tin thị trường BHHK quốc tế, tiếp xúc nhà môi giới, đối tác bảo hiểm có uy tín trên thị trường BHHK. Thời gian qua, HKVN cũng như Bảo Minh, Vinare đã phối hợp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ BHHK. TCTHKVN đã tạo điều kiện cho các cán bộ được đi tham gia các khoá đào tạo do ICAO, IATA tổ chức. Tuy nhiên thực tế là khoa học trong nước còn hạn chế về trình độ, còn khóa học ở nước ngoài thường là ngắn hạn và hiệu quả không cao.

Trong thời gian tới, HKVN nên xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực lâu dài, HKVN mạnh dạn đầu tư vào những cán bộ trẻ có năng lực để tham gia các khoá học dài hạn nâng cao. Ngoài ra, cũng cần có chính sách đãi ngộ nhân tài thu hút những người có khả năng về làm việc cho HKVN và làm cơ sở thuận lợi cho sự

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 97 - 105)