Về phía người thứ

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 107 - 133)

Người thứ 3 ở đây là các chủ hàng hay hành khách trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải hàng không hoặc người đi máy bay của HKVN. Nhằm làm cho nghiệp vụ BHTNDS được phát triển đảm bảo quyền lợi của cả chủ hàng, hành khách và hãng hàng không tránh phát sinh tranh chấp giữa các bên. Người thứ 3 cần lưu ý những vấn đề sau:

IV.1. Đối với hành lý ký gửi , hành lý xách tay và tư trang:

Khi hành khách mua vé máy bay thì vô hình dung hành khách và hãng hàng không đã ký kết một hợp đồng vận chuyển với nhau. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đều được in trên vé một cách chi tiết và rõ ràng. Nên hành khách cần phải

đọc kỹ các khoản mục trong vé để hiểu hơn về quyền lợi mà mình được hưởng như nghĩa vụ hay trách nhiệm phải thực hiện.

Riêng đối với hành lý cần lưu ý những vật dụng sau không được coi là hành lý như những vật dụng đe doạ đến an toàn của máy bay, hành khách hoặc tài sản trên máy bay, kể cả (nhưng không giới hạn) các chất nổ, khí nén, chất ăn mòn kim loại, các chất ôxi hoá, các chất phóng xạ, vật liệu nhiễm từ, các chất dễ bốc cháy, chất độc các hợp chất gây mùi khó chịu, hoá chất lỏng (trừ các loại chất lỏng hành khách mang theo hành lý xách tay để sử dụng trong chuyến bay), những vật dụng bị cấm vận chuyển theo pháp luật, các quy định hiện hành thuộc các quốc gia và lãnh thổ mà tàu bay đi, đến hoặc bay qua.

* Đối với hành lý ký gửi: Hành khách được hưởng số kg miễn cước theo từng hạng ghế thể hiện trên vé: Hiện tại HKVN đang áp dụng với hầu hết các đường bay, (trừ một số đường bay đặc biệt).

VD: Đối với hành khách đi hạng ghế thương gia: 30kgs/hành khách Đối với hành khách đi hạng ghế phổ thông: 20kgs/hành khách

Nếu hành khách mang quá số kg được miễn cước thì lúc đó phải trả cước cho phần hành lý bị quá.

Cách tính đối với 1 kg hành lý quá cước được áp dụng:

+ Đối với đường bay trong nước thì bằng 1% giá vé hạng phổ thông.

+ Đối với đường bay quốc tế thì bằng 1,5% giá vé công bố hạng phổ thông. Ngoài ra, hành lý phải được đóng gói theo qui định và còn nguyên vẹn khi gửi hành lý lưu ý không để các vật sau vào bên trong hành lý ký gửi của hành khách, vì nếu bị hư hỏng, vỡ, mát mát, chậm...thì hãng hàng không chịu trách nhiệm

Ví dụ: Tiền, vàng, đồ trang sức, kim loại quý, đồ bạc, giấy tờ chuyển nhượng có giá trị tiền, hợp đồng hoặc các vật có giá trị khác tài liệu công tác, hộ chiếu giấy tờ tuỳ thân khác, hàng mẫu, các vật dễ vỡ, hư hỏng, dễ thối như hoa quả, thực phẩm.

Còn đối với kiện hành lý quá khổ hay quá nặng (trên 40 kgs) thì khi đó hành khách phải đặt trước với hãng hàng không tối thiểu 72 tiếng so với giờ dự định cất cánh của chuyến bay đó vì lý do an toàn của chuyến bay và có xác nhận của hãng chuyên chở.

Với hành lý ký gửi có nhiều đồ vật quí giá. Hành khách có thể gửi theo phương thức kê khai trị giá tại quầy làm thủ tục và hành khách phải đóng một khoản cước theo qui định, nếu bị mất mất hay thất lạc hãng hàng không sẽ đền bù theo trị giá kê khai của hành khách. Còn đối với hành lý thông thường khi mất hãng hàng không sẽ đền bù theo trị giá kê khai của hành khách nhưng không vượt quá hạn mức trách nhiệm đối với hành lý ký gửi. Hiện tại HKVN chưa chấp nhận việc gửi hành lý, hàng hoá theo kê khai trị giá vì điều kiện cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo quản, qui trình chưa được chặt chẽ và còn nhiều hạn chế khác có liên quan.

* Đối với hành lý xách tay và tư trang: hành lý xách tay không phải làm thủ tục ( Check -in) trừ khi người vận chuyển cho là cần thiết đối với hành khách hạng thương gia được phép mang 2 kiện hành lý xách tay, còn đối với hành khách phổ thông được phép mang 1 kiện hành lý xách tay, mỗi kiện có trọng không quá 7 kgs và có kích thước 3 chiều không vượt quá 115 cm (56 cm x36 cm x23 cm) tương đương là (= 22inches x 14inches x 9 inches) với kích thước này cho phép hành lý có thể xếp được phía trước hầu hết các ghế cũng như ngăn hành lý phía trên khoang hành khách. Vì người vận chuyển có thể từ chối vận chuyển hành lý xách tay và yêu cầu hành khách làm thủ tục chuyên chở dưới dạng hành lý ký gửi nếu hành khách mang hành lý xách tay vượt quá số lượng, trọng lượng, kích thước theo qui định nêu trên. Ngoài ra, bên trong hành lý xách tay không được để những đồ vật sắc, nhọn, kim loại, chất nổ, khí nén...như dao kéo, kiếm..., gây uy hiếp an toàn bay. Ngoài tiêu chuẩn hành lý xách tay nêu trên hành khách còn được mang thêm:

- Một gói hàng miễn thuế mua sau khi đã làm xong thủ tục.

- Một vật dụng dễ hỏng, dễ vỡ có giá trị, nhưng phải có kích thước phù hợp để khách có thể đặt trong lòng trong suốt chuyến bay ví dụ như một bức tranh...

- Chó dắt người mù, người được chuyên chở trong khoang hành khách. - Một túi đồ dành cho trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, hành khách nên lưu ý: hành khách phải mang theo lên khoang hành khách những tài liệu quan trọng, đồ vật quí như tiền, vàng, nữ trang hoặc những vật phẩm dễ hỏng, có thể bị hư hại bởi những tác động thông thường trong quá trình vận chuyển nếu được chất trong khoang hàng .

IV.2. Đối với hàng hoá:

+ Chủ hàng phải đóng cước vận chuyển theo qui định. Thông thường cước vận chuyển được tính theo barem cân của lô hàng đó.

Ví dụ: chặng bay Hà Nội - Sài Gòn cước được tính như sau: Mức cân từ 100 - 200 kgs giá cước mỗi cân là 3000VNĐ/kg Mức cân từ 200 - 300 kgs giá cước mỗi cân là 3.200VNĐ/kg

+ Đóng gói theo qui định và phải tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn bay nhất là đối với những hàng hoá thuộc danh mục hàng hóa nguy hiểm theo qui định của IATA. Ngoài ra, kê khai đầy đủ và trung thực thông tin về hàng hoá vào vận đơn hàng không theo qui định của nhà vận chuyển.

+ Đối với những hàng hoá quí giá hành khách có thể gửi theo phương thức kê khai trị giá thì chủ hàng phải đóng thêm một khoản phí nhất định đối với loại hàng hoá này, cách tính phí căn cứ vào trị giá của hàng hoá nhân với tỷ lệ % qui định của nhà vận chuyển và nêú bị mất hoặc thất lạc thì hãng hàng không sẽ bồi thường cho chủ hàng theo trị giá kê khai còn đối với những hàng hoá không kê khai trị giá khi rủi ro mất xảy ra thì hãng hàng không sẽ bồi thường theo trị giá kê khai của hành khách nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm tối đa của nhà vận chuyển đối với kiện hành lý đó.

+ Xuất trình được đầy đủ hồ sơ liên quan đến lô hàng hay kiện hàng đó (chẳng hạn hoá đơn thương mại, packing list...)

bảo hiểm trong thời gian qua tại TCTHKVN. Tất nhiên, trên thực tế việc thực hiện ngay những ý kiến kiến nghị này có thể gặp phải những khó khăn mà chưa thể thực hiện ngay được. Người viết rất mong nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm này góp chung cùng với việc nâng cao nghiệp vụ BHHK, chính là một phần thúc đẩy sự phát triển của HKVN hướng tới thế kỷ 21 đầy những thời cơ và thách thức./.

LI KếT

Với lòng ham mê học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi thực tiễn, dựa trên những kiến thức tiếp thu được trong khi học tập tại Trường Đại học Ngoại thương, công tác thực tiễn tại TCTHKVN và sự giúp đỡ tận tình của của Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Như Tiến đã giúp em hoàn thành được Khóa luận tốt nghiệp và đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Một số kết quả thu được sau khi hoàn thành Khoá luận này là:

Khoá luận nghiên cứu về tình hình nộp phí BHTNDS đối với hành khách, hàng hoá, hành lý và tư trang của hành khách đặc biệt là phí BHTNDS dưới mức miễn thường đối với hành lý, hàng hoá tại TCTHKVN.

Kiến nghị cho HKVN nên tham gia các hợp đồng bảo hiểm dài hạn nhằm giảm phí bảo hiểm. Đánh giá tình hình tổn thất của HKVN và công tác bồi thường qua một số năm trở lại đây, những hạn chế của công tác giải quyết bồi thường và một số biện pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường đảm bảo đúng, đủ và kịp thời nâng cao uy tín cho HKVN cũng như đảm bảo quyền lợi cho hành khách và chủ hàng.

Khoá luận cũng đề cập đến kiến nghị đối với Nhà nước, TCTHKVN, Công ty bảo hiểm, Người thứ ba. Đặc biệt là kiến nghị đối với TCTHKVN tuy đã đạt được một số thành quả bước đầu nhất là sau khi bước sang thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít khó khăn thách thức.

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ, đặc biệt Khoá luận liên quan đến nhiều kiến thức chuyên môn, nên đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được thầy cô và bạn đọc góp ý kiến để cho Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn./.

TàI liu Tham kho

1. Giáo trình “Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương” – Trường Đại học Ngoại thương – NXB Giáo dục năm 1994.

2. HKDD và luật HKDDVN – NXB Chính trị quốc gia – năm 1995.

3. Bộ luật dân sự – NXB Chính trị quốc gia – năm 1995.

4. Luật kinh doanh bảo hiểm – NXB Chính trị quốc gia – năm 2001.

5. Các văn bản pháp luật về bảo hiểm – NXB Chính trị quốc gia – tháng 5 năm 1996.

6. Quy định 323/HKVN ngày 10/03/1997 quy định giải quyết khiếu nại và bồi thường đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và bưu kiện của TCTHKVN.

7. Hướng dẫn công tác BHHK năm 2001.

8. The Air Cargo Tariff Rules (TACT Rules) April 1999 issue 48 – IATA

PH LC I

QUI ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI

HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ BƯU KIỆN CỦA

TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

(HKVN)

(Ban hành kèm theo Quyết định 323/HKVN ngày 10 tháng 03 năm 1997)

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT: 1. Đối tượng giải quyết khiếu nại và bồi thường:

1.1. Các khách hàng được chuyên chở hoặc có liên quan về việc chuyên chở của Hàng Không Việt Nam (HKVN) mà có khiếu nại với HKVN về việc chuyên chở hàng không bao gồm:

- Trên các chuyến bay trong nước và quốc tế của HKVN;

- Trên các chuyến bay liên doanh giữa HKVN và hãng hàng không nước ngoài;

- Trên hành trình vận chuyển liên chặng quốc tế mà HKVN là người tham gia chuyên chở;

1.2. Khách hàng được giải quyết khiếu nại và bồi thường của HKVN là hành khách đi máy bay, người nhận hàng, người được thừa kế hợp pháp hoặc người được uỷ quyền của những người nêu trên.

Người gửi hàng hoặc người được uỷ quyền của người gửi hàng được giải quyết khiếu nại và bồi thường của HKVN trong trường hợp:

- Người nhận hàng từ chối nhận vận đơn hoặc hàng hoá;

- Nhà vận chuyển không thể liên lạc được với người nhận hàng.

2. Phạm vi áp dụng:

2.1. Các trường hợp tổn thất đối với khách hàng (về người và tài sản) thuộc trách nhiệm HKVN trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không.

2.2. Các trường hợp hãng hàng không nước ngoài uỷ quyền cho HKVN giải quyết khiếu nại và bồi thường cho khách hàng của họ.

2.3. Trường hợp khiếu nại thuộc chuyến bay và trách nhiệm của các hãng hàng không nước ngoài mà HKVN làm đại lý phục vụ sẽ được HKVN thực hiện các thủ tục pháp lý ban đầu và giúp đỡ hướng dẫn khách hàng thực hiện tiếp quyền khiếu nại của họ đối với hãng hàng không chuyên chở;

3. Cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết.

3.1. Các Xí nghiệp thương mại mặt đất tại các sân bay trong nước thuộc HKVN (Giám đốc, Phó giám đốc và người được uỷ quyền).

3.2. Cơ quan Đại diện HKVN tại nước ngoài (Trưởng, Phó đại diện và người được uỷ quyền).

3.3. Các Văn phòng khu vực của HKVN ở trong nước (Giám đốc, Phó giám đốc và người được uỷ quyền).

3.4. Phòng Bảo hiểm (Trưởng, Phó phòng và người được uỷ quyền).

3.5. Đoàn tiếp viên (Trưởng, Phó đoàn và người được uỷ quyền) - chỉ áp dụng cho mục II. 2.3.1.2).

3.6. Các cơ quan, cá nhân được Tổng giám đốc cho phép.

II. QUI ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, BỒI THƯỜNG

II.1. ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH:

1.1. Phạm vi trách nhiệm:

1.1.1. Bắt đầu từ khi hành khách bước chân lên cầu thang tầu bay hoặc đường dẫn vào khoang tầu bay và kết thúc khi hành khách rời khỏi cầu thang tầu bay hoặc đường dẫn khách ra khỏi tầu bay.

1.1.2. Trong trường hợp hành khách đi hành trình liên chặng bằng nhiều máy bay thuộc các hãng hàng không khác nhau, trách nhiệm của HKVN đối với hành khách chỉ giới hạn trên chặng đường mà HKVN chuyên chở.

1.2. Giới hạn trách nhiệm:

Trừ trường hợp hành khách có thoả thuận khác với HKVN về mức giới hạn trách nhiệm cao hơn, mức giới hạn trách nhiệm tối đa của HKVN được qui định như sau:

1.2.1. Hành khách vận chuyển trên các đường bay quốc tế và đường bay trong nước mức giới hạn trách nhiệm tối đa là 100.000 SDR/01 hành khách.

1.2.2. Riêng đối với hành khách được vận chuyển trên đường bay đi và đến Australia mức giới hạn trách nhiệm tối đa là 260.000 SDR/01 hành khách (theo luật Australia).

1.2.3. Ngoài ra hành khách là công dân mang quốc tịch Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam đi trên các chuyến bay trong nước, được hưởng thêm bảo hiểm tai nạn hành khách với số tiền 10.000.000 VNĐ/01 hành khách (theo qui định của Bộ Tài chính).

1.3. Hồ sơ khiếu nại:

1.3.1. Đơn yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc của người được uỷ quyền hoặc của người thừa kế hợp pháp của hành khách khiếu nại.

1.3.3. Vé hành khách hoặc danh sách hành khách của chuyến bay.

1.3.4. Bảng kê khai và các chứng từ chứng minh về thiệt hại thực tế (chi phí cấp cứu, khám chữa bệnh, bồi dưỡng, mức mất hoặc giảm thu nhập của nạn nhân...)

1.3.5. Giấy chứng nhận thương tật hoặc giấy chứng tử. II.2. ĐỐI VỚI HÀNH LÝ.

II.2.1. Hành lý ký gửi:

2.1.1. Phạm vi trách nhiệm:

HKVN có trách nhiệm đối với hành lý ký gửi từ khi hành khách làm xong thủ tục ký gửi cho đến khi giao hành lý cho người nhận hoặc chuyển giao hành lý đó cho hãng hàng không khác vận chuyển tiếp tại sân bay trung chuyển.

2.1.2. Giới hạn trách nhiệm:

Trừ trường hợp khách hàng có thoả thuận khác với HKVN về trách nhiệm cao hơn, mức giới hạn trách nhiệm tối đa của HKVN được qui định như sau:

2.1.2.1 Đối với hành lý ký gửi vận chuyển trên các đường bay quốc tế và đường bay trong nước mức giới hạn trách nhiệm tối đa là 20 USD/01 kg. 2.1.2.2. Trường hợp hành lý ký gửi vận chuyển có kê khai giá trị việc bồi thường không áp dụng theo qui định này (có văn bản qui định riêng).

2.1.3. Hồ sơ khiếu nại:

2.1.3.1. Thư yêu cầu bồi thường của khách hàng

2.1.3.2. Biên bản bất thường về hành lý (bản chính - PIR). 2.1.3.3. Vé hành khách (bản photo).

2.1.3.4. Thẻ hành lý (bản chính hoặc bản photo).

2.1.3.6. Bản danh sách hành khách của chuyến bay (bản chính hoặc bản photo).

2.1.3.7. Bảng kê thiệt hại đối với từng loại tài sản theo giá trị mua mới và giá trị còn lại (các hoá đơn, chứng từ nếu có).

2.1.3.8. Trong trường hợp hành lý ký gửi thất lạc, mất cả kiện, hồ sơ khiếu nại phải có thêm các điện tìm kiếm và trả lời của các cơ quan liên quan của HKVN bổ sung vào hồ sơ.

2.1.4. Các trường hợp cụ thể:

2.1.4.1. Trường hợp hành lý ký gửi bị mất mát, hao hụt trọng lượng: Bồi

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 107 - 133)