Nội dung BHTNDS của hãng hàng không đối với hành lý,hàng hoá

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 30 - 95)

HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH:

III.1: Người được bảo hiểm và người được bồi thường:

Đây là loại hình bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, nên người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là người vận chuyển, các hãng hàng không, và cũng là người có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, khi tổn thất xảy ra đối với hành lý, hàng hoá và tư trang thì người được bồi thường không phải là người được bảo hiểm mà là khách hàng và chủ

hàng. Vì nó là loại hình bảo hiểm trách nhiệm trong hợp đồng và việc xác định trách nhiệm của chủ hãng vận chuyển có thể thoả mãn riêng về mức trách nhiệm bồi thường giữa chủ hãng với hành khách và chủ hàng. Thường là trên vé máy bay, hay trong vận đơn hãng hàng không thường in làm theo phần ghi rõ giới hạn trách nhiệm bồi thường của chủ hãng trong trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ hãng đối với hành lý, hàng hoá và tư trang.

III.2: Đối tượng bảo hiểm:

Trong hợp đồng BHTNDS đối với hành lý, hàng hoá và tư trang thì việc ký kết hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và hãng vận chuyển đã xác định đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm pháp lý của hãng vận chuyển đối với những thiệt hại liên quan đến hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách. Đây là phần trách nhiệm trong hợp đồng được xác định dựa trên sự thoả thuận của hãng vận chuyển và hành khách trên tấm vé hoặc vận đơn hàng không (Air Waybill). Đối tượng bảo hiểm ở đây cũng khá trừu tượng, tuy nhiên khách hàng hay chủ hàng hoá có thể xác định được hạn mức trách nhiệm bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Điều này tạo ra một tâm lý tích cực cho hành khách và chủ hàng hoá khi sử dụng hoạt động vận tải hàng không.

III.3: Phương thức bảo hiểm: Do tính chất, đặc điểm của hoạt động HKDD là số vụ tổn thất xảy ra ít nhưng giá trị các vụ tổn thất thường rất lớn. Chính vì vậy, khác với các loại hình bảo hiểm khác, nghiệp vụ BHTNDS đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách phải được tiến hành theo phương thức bắt buộc. Điều này có nghĩa là tất cả các hãng hàng không trên thế giới đều phải tham gia BHTNDS đối vớihành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách, tuỳ theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình mà tham gia với hạn mức trách nhiệm là bao nhiêu. Tham gia loại hình bảo hiểm này chính là để nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân (hành khách và chủ hàng hoá), góp phần tạo nên một trật tự công bằng xã hội. Và do vậy mà công ty bảo

hiểm phải có trách nhiệm cung cấp loại hình bảo hiểm trách nhiệm đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách và các nghiệp vụ BHHK khác, cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách dựa trên mức độ thiệt hại và giới hạn trách nhiệm. Chủ hãng vận chuyển phải có nghĩa vụ mua BHTNDS cho mình. Cơ quan chức năng Nhà nước ở các nước có quyền kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ này của các hãng hàng không và phạt tiền nếu vi phạm.

Công ước Vácsava (Công ước Vácsava là công ước về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế được ký tại Vacsava ngày 12/10/1929, hiện có 140 quốc gia trên thế giới tham gia kể cả Việt Nam) đã đề cập đến vấn đề này.

Điều 17 quy định trách nhiệm (dân sự ) của người vận chuyển về những thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc bị thương hoặc bất kỳ thương tích nào về thân thể của hành khách. Nếu tai nạn gây ra thiệt hại ở trên tàu bay hoặc trong quá trình hoạt động xếp tải hay dỡ tải.

Điều 18 của công ước Vacsava quy định hãng vận chuyển còn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp mất mát, thiệt hại, hư hỏng hành lý hoặc hàng hoá ký gửi trong quá trình vận chuyển bằng tàu bay. Ngoài ra, ở Việt Nam quy định tương tự về vấn đề này, trong luật HKDDVN (đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26/12/1991 và có hiệu lực thi hành từ 01/6/1992) từ Điều 72 đến Điều 81 và các điều khoản khác có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận chuyển hàng không (hành khách, hàng hoá,hành lý). Quy định việc chủ hãng vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan tới hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách.

Chế độ trách nhiệm dân sự được xây dựng trên cơ sở “rủi ro” (yếu tố khách quan) và lỗi lầm (yếu tố chủ quan) đó là tính chất đặc thù của ngành hàng không trong hoạt động HKDDVN phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bảo hiểm bắt buộc theo luật định là đúng đắn và bảo vệ được quyền lợi cho cả người vận chuyển hàng không và hành khách.

Bên cạnh đó là Quy định 323/QĐ-HKVN ngày 10/03/1997 (Quy định chi tiết về việc giải quyết khiếu nại và bồi thường đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, tư trang và bưu kiện của TCTHKVN). Đây là khung pháp lý cơ bản giúp cho việc hoạt động và phát triển của ngành HKDD có hiệu quả hơn. Nó vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như nâng cao trách nhiệm của hãng đối với việc bảo vệ sự an toàn đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách.

III.4: Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm: BHTNDS đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách là loại hình bảo hiểm những rủi ro thuộc về trách nhiệm của chủ hãng vận chuyển. Thông thường, đối với mỗi vụ tổn thất thì khi có trách nhiệm bồi thường của chủ hãng vận chuyển thì trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm cũng phát sinh theo (Khi rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên). Việc bồi thường thiệt hại liên quan đến hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách được xem xét ở hai góc độ là những thiệt hại về vật chất và những thiệt hại phi vật chất. Tuy nhiên, những thiệt hại phi vật chất nói chung là rất khó đánh giá chính xác để bồi thường.

III.4.1: Phạm vi bảo hiểm của nghiệp vụ này thường là những trường hợp sau:

- Những mất mát, hư hỏng hành lý, hàng hoá trong quá trình vận chuyển theo thẻ hành lý và vận đơn hàng không.

- Những mất mát hư hỏng, tư trang và hành lý xách tay do hành khách tự bảo quản (theo Quy định 323/QĐ - HKVN ngày 10/3/1997) thì HKVN chỉ bồi thường trong 02 trường hợp sau:

+ Do máy bay bị tai nạn hay tổn thất toàn bộ.

+ Do lỗi của nhân viên HKVN hoặc nguyên nhân do trang thiết bị trên máy bay gây ra.

Ngoài ra công ty bảo hiểm cũng sẽ trả những chi phí liên quan tới án phí dân sự, chi phí khác đã thoả thuận bằng văn bản với công ty bảo hiểm trước, chi phí giám định tổn thất...

Đối với những rủi ro ngoài phạm vi bảo hiểm trên thì công ty bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường hoặc sẽ bồi thường theo thoả thuận bằng nghiệp vụ bảo hiểm khác. Những rủi ro này chính là thuộc phần loại trừ bảo hiểm.

III.4.2: Loại trừ bảo hiểm:

Đối với nghiệp vụ BHTNDS đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách thì có điểm loại trừ riêng là không có trách nhiệm bồi thường tổn thất về người và tài sản của người được bảo hiểm kể cả nhân viên tổ bay đang thi hành nhiệm vụ trên máy bay.

Ngoài ra, trong BHHK thì còn có rủi ro loại trừ chung đối với hoạt động của máy bay như:

1) Máy bay được sử dụng khác với mục đích trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 2) Máy bay vượt qua ngoài phạm vi địa lý nêu trong giấy chứng nhận bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng.

3) Máy bay hoạt động dưới sự điều khiển của bất kỳ người nào khác với qui định trong đơn bảo hiểm trừ trường hợp máy bay chạy trên mặt đất với sự điều khiển của người được phép làm điều đó.

4) Máy bay hạ, cất cánh ở những nơi không phù hợp với tính năng kỹ thuật của máy bay, trừ trường hợp do điều kiện không thể tránh khỏi.

5) Máy bay được vận chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào, trừ khi đó là do hậu quả của một vụ tai nạn.

6) Những trách nhiệm và quyền lợi của người được bảo hiểm chấp nhận hoặc từ bỏ theo bất kỳ thoả thuận nào khác với vận đơn đã phát hành.

7) Tổng số hành khách vận chuyển trên máy bay vượt quá số khách tối đa ghi trên đơn bảo hiểm.

8) Những khiếu nại mà người được bảo hiểm có thể được bồi thường theo bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm khác mà vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của đơn bảo hiểm máy bay.

9) Những khiếu nại tổn thất do hiện tượng phóng xạ hay nhiễm xạ gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có thể quy cho những hiện tượng đó.

10) Những khiếu nại tổn thất do:

+ Chiến tranh, nội chiến, xâm lược và các hành động thù địch khác của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không), cũng như mọi biến cố chính trị ở nước ngoài.

+ Tiến hành có tính chất thụ động, các vụ nổ bất kỳ loại vũ khí chiến tranh nào có sử dụng năng lượng nguyên tử, hoặc các chất phản ứng phân huỷ, hoặc liên kết hạt nhân, hoặc các năng lượng và các chất phản ứng và phóng xạ tương tự khác.

+ Mọi hành động của một người hay một nhóm người nhằm mục đích chính trị hoặc khủng bố (dù thiệt hại bắt nguồn từ đó có tính chất là tai nạn bất ngờ).

+ Mọi hành động ác ý, hay phá hoại.

+ Bị tịch thu, trưng thu, chiếm giữ, chiếm đoạt, khống chế, bắt giữ để chiếm hữu hay sử dụng theo lệnh của bất kỳ nhà đương cục địa phương nào ở nước ngoài.

+ Khi máy bay hoặc tổ bay bị bất kỳ một người hay một nhóm người trên máy bay bắt cóc, cưỡng đoạt hay khống chế một cách phi pháp khi máy bay đang bay (kể cả những cố gắng nhằm thực hiện những hành động đó).

Trường hợp loại trừ thứ 10 là rủi ro loại trừ chung cho đơn bảo hiểm, tuy nhiên người bảo hiểm có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm cả rủi ro này (bảo hiểm rủi ro chiến tranh) với điều kiện người được bảo hiểm phải trả thêm phí cho loại bảo hiểm này.

III.5: Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm: III.5.1: Số tiền bảo hiểm:

Chúng ta biết rằng đối với BHTNDS nói chung và đặc biệt là BHTHNDS đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách nói riêng thì công ty bảo hiểm không xác định được mức bồi thường tối đa, khác với bảo hiểm tài sản thì số tiền bảo hiểm có thể xác định dựa trên giá trị bảo hiểm (giá trị bảo hiểm, theo luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam ngày 09/12/2000 và có hiệu lực từ 01/4/2001, thì qui định giá trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản ở thời điểm tham gia bảo hiểm. Ví dụ: Giá trị bảo hiểm đối với thân máy bay (bảo hiểm tài sản) xác định bằng tổng giá trị của chiếc máy bay ở thời gian tham gia bảo hiểm tức là bằng tổng giá trị của tất cả các bộ phận cấu thành chiếc máy bay đó ở thời gian tham gia bảo hiểm (vỏ máy bay+máy móc, trang thiết bị có ở trên máy bay+phí bảo hiểm).

Vì vậy để chủ động trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm bảo hiểm ở một số tiền nhất định cho mỗi hợp đồng. Số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm chính là hạn mức trách nhiệm. Hạn mức trách nhiệm này được xác định dựa trên các Công ước quốc tế và các thoả thuận riêng đối với mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển về KT - XH ở mỗi quốc gia, sự thay đổi của ngành hàng không thì hạn mức trách nhiệm cũng đã liên tục được thay đổi cho phù hợp với xu thế đó. Tham gia ở hạn mức trách nhiệm cao hơn thì khách hàng sẽ được bảo vệ nhiều hơn, hãng hàng không sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đặc biệt là mức trách nhiệm đối với hành khách.

Do một số quốc gia phát triển đã có những yêu cầu đòi hỏi cao hơn như: Mỹ, Nhật, Australia...nên năm 1999 đã ra đời công ước Montreal 1999 với 53 nước ký, với hạn mức trách nhiệm với hành khách là không giới hạn (Unlimited Liability). Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 8/2000 HKVN đã quyết định tham gia:

Với hạn mức trách nhiệm này sẽ giúp cho HKVN hội nhập với ngành hàng không trong khu vực và trên thế giới.

III.5.2: Phí bảo hiểm:

Xác định phí bảo hiểm là một khâu rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của hãng vận chuyển. Phí BHTNDS đối với hành lý, hàng hoá và tư trang bị chịu rất nhiều những nhân tố ảnh hưởng như: mức giới hạn trách nhiệm, số vụ tai nạn, mức độ bồi thường của hãng hàng không...

Trên thực tế thị trường BHHK trên thế giới việc tính toán và nộp phí BHTNDS đối với hành lý, hàng hoá và tư trang được xác định theo phương pháp thống kê, các số liệu thống kê có thể thu thập trong khoảng thời gian rất dài có thể lên tới 30 năm, khác với các nghiệp vụ khác với thời gian dùng để thống kê khoảng từ 5 đến 10 năm, nghiệp vụ này có tính chất của ngành hàng không và tần suất xảy ra thấp.

Ví dụ: Như Singapore Airlines nổi tiếng cả về chất lượng dịch vụ và lịch sử an toàn trong 28 năm hoạt động của mình thì ngày 31/10/2000 chiếc máy bay Boeing 747 của hãng bị bốc cháy do cất cánh nhầm đường băng làm cho 81 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Các số liệu thống kê được quan tâm là:

- Số vụ tai nạn, tổn thất xảy ra trong năm hoặc trong một khoảng thời gian - Các loại máy bay đang sử dụng

- Khối lượng và số lượng hành khách - Hàng hoá và hành lý mỗi năm

- Kinh nghiệm việc đào tạo phi công...

Do tính chất của rủi ro hàng hoá là thường có giá trị tổn thất rất lớn, cho nên các công ty bảo hiểm tận dụng triệt để các phương pháp chuyển giao rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm thông qua môi giới tái bảo hiểm, thì công ty bảo hiểm chọn được công ty tái bảo hiểm sẽ có khả năng tài chính, và uy

tín nhất. Công ty tái bảo hiểm mà được nhận tái bảo hiểm đầu tiên và có phần nhận tái nhiều nhất (Leading underwriter) sẽ quyết định mức phí tái cho các công ty tái bảo hiểm tiếp theo và ảnh hưởng tới phí bảo hiểm mà công ty bảo hiểm chào trong hợp đồng BHHK.

Nghiệp vụ BHTNDS hiện nay đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách được xác định căn cứ vào:

- Số lượng khách trong năm (tính 1000 hành khách /km) - Thống kê tổn thất hành lý, hàng hóa, tư trang hàng năm - Tính toán xác suất xảy ra tổn thất của năm bảo hiểm

Vì nghiệp vụ BHTNDS đối với hành khách thì phần phí đối với trách nhiệm bồi thường chiếm tỷ lệ do hạn mức trách nhiệm lên tới cả trăm nghìn USD. Phí bảo hiểm trách nhiệm đối với hành khách thường được xác định theo hai cách:

Cách 1: Phí bảo hiểm = tỉ lệ phí x số hành khách trong năm (1000 hành

khách /km)

Cách 2: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phần trăm phí x số lượt khai thác trong

năm

Cả hai cách tính phí bảo hiểm này việc xác định tỷ lệ phí được công ty bảo hiểm xác định. Còn số lượng hành khách trong năm, và số ghế khai thác do hãng vận chuyển cung cấp.

Căn cứ vào hai cách tính phí bảo hiểm này đối với hành khách và các căn cứ ở trên mà các công ty bảo hiểm đưa ra phí bảo hiểm đối với nghiệp vụ BHTNDS đối với hành lý, hàng hóa và tư trang phù hợp của năm bảo hiểm.

Một phần của tài liệu BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỐI VỚI HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH (Trang 30 - 95)