Các thuốc trừ sâu luôn để lại dư lượng trong môi trường trong quá trình sử
dụng. Chúng được phát thải vào không khí, đất, nước, trầm tích và hệ sinh vật liên
quan trong quá trình sử dụng để kiểm soát sâu bệnh gây hại cho mùa màng và cây
trồng hoặc để kiểm soát dịch bệnh, từ đó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và gây tác hại
đến sức khoẻ con người.
Môi trường không khí: Trong quá trình sử dụng để diệt trừ sâu hại, các TTS ở
dạng lỏng được phun trực tiếp dưới dạng sương mù. Trong điều kiện nhiệt độ cao và
có gió, TTS bị bay hơi, khuếch tán vào không khí và lan ra trên diện rộng. DDT là
các hợp chất tương đối ít bay hơi cũng có khả năng bay hơi nhanh chóng trong
không khí, đặc biệt ở những vùng khí hậu nóng. Hiện tượng không khí bị ô nhiễm
bởi các TTS có thể thấy rõ tại các khu vực tập trung mật độ diện tích đất phục vụ sản
xuất nông nghiệp đặc biệt vào các đợt sâu bệnh phát triển. Ô nhiễm bởi các TTS trong
môi trường không khí là nguy hại bởi đây là môi trường có đặc tính vận chuyển và
khuếch tán cao [4] .
Môi trường nước: Nguồn nước bị ô nhiễm thuốc trừ sâu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do thải bỏ lượng thuốc thừa sau khi phun, tráng rửa dụng cụ phun,
không khí bị ô nhiễm lắng đọng, sự tích tụ, rửa trôi ra hệ thống kênh rạch, ao hồ,
sông ngòi, từ đó gây ô nhiễm trên diện rộng. Khi lắng đọng trong nước, phân tử thuốc
trừ sâu sẽ hấp phụ mạnh vào các phần tử vật chất trong nước và đi vào trầm tích
[21].TTS và các sản phẩm phân hủy của nó được vận chuyển từ các vùng ấm hơn
của thế giới đếnBắc Cựcdo hiện tượngbốc hơi nước[31]. Trong môi trường nước,
do đặc tính ưa mỡ kết hợp với thời gian bán huỷ dài của OCPs, làm cho chúngcó khả
năng tích luỹ sinh học cao trong cơ thể sống, đặc biệt ở cá và các sinh vật sống trong
nước. Chúng cũng tích luỹ sinh học trong thực vật, chim, động vật sống trên cạn và
vật nuôi, theo chuỗi thức ăn chúng đi vào cơ thể con người.
Môi trường đất:Trong quá trình sử dụng TTS, đất bị ảnh hưởng bởi nhiều con
trôi và ngấm xuống nền đất từ các kho chứa, theo mưa lũ chúng bị cuốn trôi trên diện rộngKhả năng tích tụ trong đất lớn, thêm vào đó, lạido đặc tính khó phân huỷ nên chúng tồn tại trong môi trường đất nhiều năm. Sự tồn tại và vận chuyển của TTS trong đất phụ thuộc vào các yếu tố như: cấu trúc hoá học của các hợp chất, loại chất, điều kiện phun, các loài sinh vật có trong môi trường Lượng TTS tích luỹ trong môi trường đất bị hấp thụ và giữ lại rất lâu, nguy hiểm là chúng còn tạo ra các sản phẩm biến thoái khác có độc tính cao hơn.
Ảnh hưởng đến hệ sinh vật:Ảnh hưởng của TTS đối với sinh vật rất dễ nhận ra, do được thể hiện ngay trong chu kì sống, khả năng sinh sản của các loài bị nhiễm độc. Do OCPs tan tốt trong mô mỡ ở các loài sinh vật sống, từ đó thoái biến thành các sản phẩm độc hại hơn đối với cơ thể sinh vật, gây rối loạn nội tiết, gây ra những biến đổi bất thường. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, sự biến đổi bất thường của khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan tràn dịch bệnh và sâu hại khắp nơi dẫn đến việc tăng chủng loại và khối lượng TTS được sử dụng. Do đó, tăng mức độ tích luỹ của chúng trong các thành phần môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và tác động đến sức khoẻ con người. Sự di chuyển và phân bố các TTS trong môi trường và hệ sinh thái được mô tả qua hình 1.3.
Hình 1.3. Sự di chuyển và phân bố thuốc trừ sâu trong môi trường