Sự chuyển hóa của các PCBs trong môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố và xu hướng ô nhiễm của các hợp chất thuốc trừ sâu cơ clo và các hợp chất polyclobiphenyl (PCBs) trong trầm tích tại vùng ven biển từ bình thuận đến thanh hóa, việt nam (Trang 33 - 34)

PCBs thuộc vào các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (thời gian bán huỷ của

PCBs trong đất, trầm tích, nước mặt khoảng 6 năm). Tuy đã ngừng sử dụng, xong

chúng còn tồn tại trong môi trường và trong các thiết bị cũ, kho bãi,vẫn khiến chúng

ta quan tâm. Có thể tìm thấy PCBs ở khắp nơinhư trong nước thải, bùn đáy sông,

trong nước biển, trong đất, trong không khí. . . . Ở Việt Nam, PCBs được tìm thấy với

hàm lượng cao nhất trong đất là 92µg/g ở tỉnh Tây Ninh( khu sân bay cũ) và thường là

các hợp chất PCBs có bậc Clo cao [10,16].

Trong môi trường, đặc biệt là trong đất và trầm tích PCBs có thể phân hủy

sinh học nhờ vi sinh vật hiếu khí hayvi sinh vật kỵ khí.

Quá trình phân hủy hiếu khí, dưới tác dụng của các vi khuẩn tự dưỡng, các cấu

tử PCBs có hàm lượng clo thấp được chuyển hóa thành các axit clobenzoic tương

ứng, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành cacbonđioxit, clo vô cơ, nước và sinh khối

[29]. Tốc độ phân hủy hiếu khí của PCBs không chỉ phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc

mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: nồng độ của PCBs, độ ẩm, nhiệt độ,

giá trị dinh dưỡng, sự có mặt của các chất ức chế… Sự phân hủy sinh học hiếu khí

của PCBs trong đất chậm, đặc biệt là trong đất có hàm lượng cacbon hữu cơ cao.

Các cấu tử PCB có sự clo hóa thấp thường phân hủy sinh học nhanh hơn PCBs có

sự clo hóa cao.

Quá trình phân hủy kỵ khí thường phân hủy các PCB có hàm lượng clo cao.

Vi sinh vật kỵ khí sẽ loại bỏ bớt những nguyên tử clo ở các vị trí meta và para của

các PCB có hàm lượng clo cao và biến chúng thành các cấu tử mono- và

diclobiphenyl ít độc hơn và có khả năng phân hủy hiếu khí.

các aren oxit rồi tạo thành các sản phẩm hiđroxyl hoá, từ đó chuyển hoá tiếp thành các

đihiđrođiol và các dẫn xuất của phenol, hoặc chuyển hoá thành các thioete nhờ

glutathion, hoặc chuyển hoá thành các sản phẩm đeclo hoá [10]. Các quá trình chuyển hóa của PCBs trong cơ thể diễn ra vô cùng chậm và có thể tạo ra những chất có độc tính cao có khả năng gây ung thư [59].

Hình 1.6. Cơ chế chuyển hoá của PCBs [10]

(*) NADPH: Nicotinamit adenin đinucleotit photphat

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố và xu hướng ô nhiễm của các hợp chất thuốc trừ sâu cơ clo và các hợp chất polyclobiphenyl (PCBs) trong trầm tích tại vùng ven biển từ bình thuận đến thanh hóa, việt nam (Trang 33 - 34)