Sơ bộ cho nhận xét về kết quả phân tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố và xu hướng ô nhiễm của các hợp chất thuốc trừ sâu cơ clo và các hợp chất polyclobiphenyl (PCBs) trong trầm tích tại vùng ven biển từ bình thuận đến thanh hóa, việt nam (Trang 70 - 75)

۩ Nhận xét kết quả phân tích các hợp chất PCBs , DDTs và HCHs tại các

điểm lấy mẫu

Hình 3.5. Hàm lượng trung bình và sự phân bố của PCBs, và OCPs (DDTs,

HCHs) trong trầm tích tại khu vực lấy mẫu

Qua kết quả phân tích nhận thấy, trong tất cả các mẫu trầm tích phân tích đều

phát hiện được các hợp chất PCBs, DDTs và HCHs. Trong số đó thì PCBs có hàm

lượng (0,042-0,163 ng/g) cao hơn hẳn so với DDTs (0,020-0,062 ng/g) và HCHs (0,028-0,0,048 ng/g), điều này cho thấy những năm gần đây lượng DDTs và HCHs

۩ Sự phân bố của các hợp chất nghiên cứu trong mẫu trầm tích tại các khu

vực lấy mẫu

Hình 3.6. Sự phân bố của PCBs, DDTs, HCHs trong trầm tích

trên bản đồ lấy mẫu

Sự phân bố của PCBs, DDTs và HCHs cũng khác nhau rõ rệt giữa các địa điểm lấy mẫu (hình 3.5). Sự phân bố của PCBs có xu hướng giảm dần từ bắc xuống

nam. PCBs tập trung nhiều ở vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Hàm lượng

cao nhất của PCBs được tìm thấy tại vùng biển nam Nghệ An – bắc Hà Tĩnh là 0,163 ng/g, cao gấp 4 lần hàm lượng thấp nhất của PCBs được tìm thấy tại vùng biển phía bắc Nghệ An nơi tiếp giáp Thanh Hóa là 0,042 ng/g. DDTs phân bố không đồng đều và không có quy luật. Hàm lượng cao nhất của DDTs được tìm thấy tại vùng biển nam Nghệ An – bắc Hà Tĩnh là 0,062 ng/g, cao gấp 3 lần hàm

lượng thấp nhất của PCBs được tìm thấy tại vùng biển nam Hà Tĩnh – bắc Quảng

vùng lấy mẫu. Hàm lượng cao nhất của HCHs được tìm thấy tại vùng biển phía nam

Hà Tĩnh là 0,048 ng/g, cao gấp 2 lần hàm lượng thấp nhất của HCHs được tìm thấy

tại vùng biển phía bắc Hà Tĩnh là 0,028 ng/g.

Nhìn chung, sự biến đổi hàm lượng của HCHs không rõ rệt như PCBs và DDTs. Điều này có thể giải thích do tính chất hóa lý của các đồng phân HCHs là dễ bay hơi và kém tích lũy sinh học hơn PCBs và DDTs, nên khả năng phát tán cao,

dẫn đến có xu hướng phân bố đồng đều. Đối với PCBs và DDTs khó bay hơi và

kém lan truyền hơn so với HCHs, và sự phân bố trong các mẫu môi trường sẽ phụ

thuộc nhiều hơn vào tình hình sử dụng của các chất này.

۩ So sánh các đồng loại PCB trong mẫu trầm tích tại các khu vực lấy mẫu

Hình 3.7. Hàm lượng và sự phân bố của các PCBs trong các mẫu trầm tích

Có 2 đồng loại PCB được tìm thấy trong tất cả các mẫu là PCB-101 và PCB- 153, trên 5/7 số mẫu có chứa PCB-52, từ 3/7-4/7 số mẫu không phát hiện

thấy PCB-138, PCB-180 và PCB-28, và không tìm thấy PCB-118 trong tất cả các

mẫu. Kết quả này khá nhất quán với hầu hết các nghiên cứu khác trên thế giới với

PCB-153 là chất đồng loại thường có nồng độ cao nhất và thường được phát hiện

trong các mẫu môi trường. Trong toàn vùng lấy mẫu, hàm lượng trung bình của

PCB-153 là cao nhất, tiếp đến là PCB-101 và PCB-52 có nồng độ trung bình tương đối giống nhau. PCB-153 ở mẫu BĐ-228 lấy ở vùng biển nam Nghệ An-bắc Hà

Tĩnh cao nhất trong tất cả các đồng loại ở tất cả các mẫu. Đồng loại có sự phân bố ổn định nhất là PCB-153. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

۩So sánh hàm lượng các HCH trong mẫu trầm tích tại các khu vực lấy mẫu

Hình 3.8. Hàm lượng và sự phân bố của các HCHs trong các mẫu trầm tích

Kết quả phân tích cho thấy sự có mặt của các HCH không đồng đều trên toàn vùng lấy mẫu. Gần một nửa số mẫu không phát hiện thấy β-HCH, trên một nửa số

mẫu không phát hiện thấy α-HCH và chỉ có 2/7 số mẫu là phát hiện thấy δ-HCH với hàm lượng rất nhỏ (nhỏ nhất trong HCHs). Riêng γ-HCH không những có mặt trong

tất cả các mẫu, mà hàm lượng của nó cũng cao nhất trong hầu hết các mẫu. Kết quả

này cho thấy việc sử dụng lindan (thành phần chính là -HCH) làm chất bảo vệ thưc

vật ở Việt nam, do đó trong mẫu môi trường, đồng phân này chiếm tỷ lệ cao nhất

trong số các đồng phân của HCHs.

۩ So sánh hàm lượng DDE, DDD và DDT trong mẫu trầm tích tại các khu

vực lấy mẫu

Hình 3.9. Hàm lượng và sự phân bố của các DDTs trong các mẫu trầm tích

DDE được phát hiện trong tất cả các mẫu, trong khi đó có tới 3/7 số mẫu

không phát hiện thấy DDD và số mẫu không phát hiện thấy DDT cũng chiếm trên 3/7 tổng số mẫu phân tích. Trong DDTs thì hàm lượng DDE là cao nhất, mẫu nào cũng có hàm lượng DDE cao hơn tổng hàm lượng DDD và DDT cộng lại.

Hình 3.10. Sự phân bố của (DDE + DDD) và DDT trong các mẫu trầm tích

Trong thành phần của thuốc trừ sâu thương mại thì DDT chiếm từ 65-85%.

Trong điều kiện kị khí và hiếu khí, DDT có thể chuyển hóa thành DDD và DDE.

Căn cứ vào tỉ lệ giữa DDT và các dạng chuyển hóa (DDE + DDD), chúng ta có thể

dự đoán về thực trạng sử dụng DDT. Tỉ lệ (DDE + DDD)/DDT càng lớn thì chứng

tỏ thời gian gây ô nhiễm càng cũ và mức độ phát thải của DDT ra môi trường càng nhỏ. Ở đây, chúng tôi nhận thấy hàm lượng DDT trong tất cả các mẫu phân tích đều

nhỏ hơn tổng hàm lượng (DDE + DDD), điều này chứng tỏ hầu như không có sự

phát thải của DDT ra ngoài môi trường trong những năm gần đây.

Hình 3.11. Tỉ lệ (DDE + DDD)/DDT trong các mẫu trầm tích

Tổng dư lượng DDTs trong các mẫu có thể khác nhau nhiều hay ít nhưng tỉ lệ

(DDE + DDD)/ DDT của hầu hết các mẫu là tương đối giống nhau. Đối với mẫu BĐ-228 được lấy tại vùng biển phía nam Nghệ An – bắc Hà Tĩnh, tuy hàm lượng

DDT là cao nhất trong các mẫu, nhưng hàm lượng DDE ở đây cũng cao nhất và tỉ lệ

(DDE + DDD)/DDT cũng gần tương đương như ở các khu vực khác , nên có thể nói

những năm 1970s-1980s), khi DDT còn được phép sử dụng trong sản xuất nông

nghiệp và phòng chống dịch bệnh. Riêng mẫu BĐ-400 được lấy ở vùng biển giáp

Hà Tĩnh - Quảng Bình là có tỉ lệ (DDE + DDD)/ DDT cao hơn hẳn các vị trí khác, điều này có thể được giải thích là do vùng này đã có một quá trình dài sử dụng

DDT, đặc biệt tại Nghệ An có những kho chứa thuốc bảo vệ thực vật trong đó có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DDT với hàm lượng rất lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố và xu hướng ô nhiễm của các hợp chất thuốc trừ sâu cơ clo và các hợp chất polyclobiphenyl (PCBs) trong trầm tích tại vùng ven biển từ bình thuận đến thanh hóa, việt nam (Trang 70 - 75)