Năng suất sinh sản chung

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái mường lay và bản phối với đực rừng nuôi tại tỉnh điện biên (Trang 47 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ựề tài

3.2.1. Năng suất sinh sản chung

Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Bản và Mường Lay phối với ựực Rừng ựược thể hiện tại bảng 4.1

Thời gian mang thai

đây là chỉ tiêu có tắnh ổn ựịnh và ựặc trưng cho loài, nó ắt chịu tác ựộng của ngoại cảnh, khi biết ựược thời gian mang thai, sẽ giúp người chăn nuôi có kế

hoạch chăm sóc lợn nái mang thai một cách hợp lý. Nhằm ựảm bảo cho lợn mẹ và bào thai phát triển một cách tốt nhất.

Thời gian mang thai của lợn nái là một tắnh trạng ổn ựịnh, thời gian mang thai của lợn Bản 114,85 ngày, của lợn Mường Lay là 115,24 ngày. Thời gian mang thai của hai tổ hợp lai trên là nằm trong khoảng thời gian biến ựộng chung và phù hợp với thời gian mang thai của lợn nái dao ựộng từ 110 - 117 ngày, trung bình là 114 ngày. Kết quả này cũng tương ựương với lợn Mẹo Sơn La 114,26 ngày (Trần Thanh Vân và cộng sự, 2005). Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) cho biết thời gian mang thai của lợn Bản nuôi tại điện Biên là 115,13 ngày (dao ựộng từ 109 ựến 120 ngày).

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước (Eusebio, 1980) thời gian mang thai của lợn trắng Anh là 114 ngày (dao ựộng từ 110 ựến 120 ngày). Võ Sinh Huy (2000) cho biết giống lợn Yorkshire có thời gian mang thai là 114 ngày, lợn Móng Cái là 111,3 ngày.

Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Mường Lay và Bản phối với ựực Rừng ♂Rừng ừ ♀Mường Lay ♂Rừng ừ ♀Bản Chỉ Tiêu

n ổ SE Cv (%) n ổ SE Cv (%) P Thời gian mang thai (ngày) 86 115,24 ổ 0,21 1,67 86 114,85 ổ 0,22 1,79 0,091 Số con sơ sinh (con) 86 7,16 ổ 0,10 13,00 86 6,07 ổ 0,09 13,08 <0,001 Số con sơ sinh còn sống /ổ(con) 86 7,06 ổ 0,10 12,92 86 5,90 ổ 0,09 13,78 <0,001 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 86 0,50 ổ 0,00 9,10 86 0,47 ổ 0,01 11,25 <0,001 Tỷ lệ sơ sinh còn sống (%) 86 98,64 ổ 0,43 4,08 86 97,31 ổ 0,80 7,58 0,302 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 86 3,53 ổ 0,05 12,08 86 2,73 ổ 0,05 16,49 <0,001 Số con sống sau cai sữa (con) 86 6,95 ổ 0,09 12,06 86 5,58 ổ 0,10 17,04 <0,001 Khối lượng cai sữa/con (kg) 86 4,20 ổ 0,10 21,11 86 4,07 ổ 0,08 18,48 0,065 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 86 29,02 ổ 0,68 21,74 86 22,40 ổ 0,45 18,56 <0,001 Tỷ lệ nuôi sống (%) 86 98,74 ổ 0,53 4,97 86 95,23 ổ 1,39 13,58 0,011 Thời gian cai sữa (ngày) 86 61,17 ổ 1,12 17,03 83 61,80 ổ 0,88 12,96 0,559 Khoảng cách lứa ựẻ (ngày) 56 227,82 ổ 1,30 5,79 56 229,88 ổ 1,05 4,60 0,218

Tổng số con sơ sinh/ổ

đây là chỉ tiêu quan trọng ựể ựánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nó có hệ số di truyền thấp h2 = 0,09 nhưng lại có tương quan di truyền cao với số con ựẻ ra sống (r = 0,92). Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, ựiều kiện chăm sóc, kỹ thuật phối giống....

Số con ựẻ ra/ổ của lợn Mường Lay phối với ựực Rừng là 7,16 con trong khi lợn Bản phối với ựực Rừng là 6,07 con. Chỉ tiêu này khá khác biệt giữa 2 tổ hợp lai và có mang ý nghĩa thống kê (P <0,001). Kết quả này cho thấy sự khác nhau về khả năng sinh sản ở 2 giống lợn: lợn Mường Lay có khả năng sinh sản tốt hơn so với lợn Bản khi cùng cho phối với lợn ựực Rừng.

Kết quả này có phần cao hơn kết quả trong các nghiên cứu ở lợn Bản nuôi tại điện Biên 5,86 con/ổ (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010); lợn Mẹo Sơn La 5,13 con/ổ (Lê đình Cường và cộng sự, 2006). Nhưng nằm trong phạm vi biến ựộng so với các nghiên cứu về lợn Bản Hòa Bình là 7,33 con/ổ (Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng, 2009); lợn Táp Ná 7,91 con/ổ, lợn Mường Khương 7 con/ổ (Nguyễn Thiện, 2006) và của lợn đen ựịa phương nuôi tại một số tỉnh miền núi phắa Bắc 7,4 con/ổ (Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự, 2010); Tuy nhiên lại thấp hơn lợn Lang Hạ Cao Bằng 10,45 con/ổ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2004).

Số con sơ sinh sống/ổ

Số con sơ sinh sống/ổ là số lợn con sinh ra còn sống ựến 24 giờ. Chỉ tiêu này phản ánh sức sống của lợn con cũng như sức sinh sản của lợn nái.

Ở lợn Mường Lay phối với ựực Rừng, số con sơ sinh còn sống là 7,06 con/ổ, lợn Bản phối với ựực Rừng là 5,90 con/ổ. Số con sơ sinh còn sống/ổ của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay vượt tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản rất nhiều và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P <0,001). Sở dĩ có sự chênh lệch này là do số con sơ sinh của Mường Lay cái khá cao so với lợn Bản.

So với các nghiên cứu trước ựây, số con còn sống/ổ của lợn Bản tương tự với lợn ựen ựịa phương nuôi tại một số tỉnh miền núi phắa Bắc là 7,4 con/ổ

(Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng, 2009), lợn Vân Pa 7 con/ổ (Nguyễn Thiện, 2006); Số con sơ sinh sống của lợn Lang Hạ Lang Cao Bằng là 9,95 con/ổ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2004).

Khối lượng sơ sinh/con

Khối lượng sơ sinh/con là khối lượng của lợn con khi mới sinh ra. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lọc và ựánh giá khả năng sinh trưởng của lợn về sau.

Khối lượng sơ sinh/con của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản nuôi tại điện Biên là 0,47kg/con, khối lượng sơ sinh/con của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay là 0,50 kg/con. Như vậy, khối lượng sơ sinh/con của cái Bản phối với ựực Rừng thấp hơn khối lượng sơ sinh/con của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010) cho biết khối lượng sơ sinh/con của lợn Bản điện Biên là 0,51kg. Theo Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng (2009) lợn Bản Hòa Bình là 0,43kg/con; Nguyễn Mạnh Cường và cộng sự, (2010) thì lợn ựen nuôi tại các tỉnh miền núi phắa Bắc có khối lượng sơ sinh/con 0,35 kg.

Tỷ lệ sơ sinh sống

Tỷ lệ sơ sinh sống là tỷ lệ giữa số con sơ sinh còn sống ựến 24 giờ so với tổng số lợn con sinh ra. Tỷ lệ sơ sinh sống có ý nghĩa rất quan trọng ựể ựánh giá khả năng sinh sản của lợn nái.

Tỷ lệ sơ sinh sống của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản và tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay lần lượt là 97,31 % và 98,64 %. Tỷ lệ sơ sinh sống của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay cao hơn tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản, tuy nhiên chênh lệch không ựáng kể và sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ của cả 2 tổ hợp lai này tương ựối cao do người dân chăn nuôi tại vùng dự án ựược tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nên nông hộ ựã biết cách: lót ổ ựẻ, cắt rốn, bẻ nanh, cố ựịnh bầu vú cho lợn con, chú ý chăm sóc lợn hơn...;

Kết quả trong theo dõi này tương ựương với các nghiên cứu khác: lợn Bản Hòa Bình 92,98% (Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng, 2009); lợn Bản điện Biên

98,41% (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010). lợn Bản Mai Sơn - Sơn La 78% (Lê đình Cường và cộng sự, 2006).

Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sinh ra/ổ là khối lượng toàn bộ lợn con sinh ra còn sống trong cùng một lứa ựẻ, phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh/con và số con sơ sinh còn sống.

Do ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh/con và số con/ổ nên khối lượng sơ sinh/ổ của cái Bản phối với ựực Rừng là 2,73 kg/ổ, của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay là 3,53 kg/ổ. Như vậy, khối lượng sơ sinh/ổ của cái Bản phối với ựực Rừng thấp hơn khối lượng sơ sinh/ổ của của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).

Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Bản điện Biên là 2,9 kg (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010); của lợn Bản nuôi tại Hòa Bình là 3,03 kg/ổ (Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng, 2009).

Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ là chỉ tiêu phản ánh sức sống của lợn con, khả năng nuôi con của lợn nái, ựồng thời cũng phản ánh trình ựộ chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.

Số con cai sữa/ổ của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản là 5,58 con/ổ thấp hơn tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay (6,95 con/ổ). Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (P <0,001).

Chỉ tiêu này ở cả 2 giống lợn ựều cao hơn lợn Vân Pa 4,5 con/ổ (Nguyễn Thiện, 2006); lợn Bản điện Biên 5,55 con/ổ (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010); lợn Bản Hòa Bình 5,8 con/ổ (Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng, 2009); lợn Táp Ná 6,83 con/ổ (Nguyễn Thiện, 2006); Chỉ tiêu này ở lợn Móng Cái tương ựương với lợn Lang Cao Bằng 8,68 con/ổ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2004); lợn Lang Hồng 10 con/ổ; lợn Mẹo Sơn La 7,93 con/ổ (Trần Thanh Vân và cộng sự, 2005).

Khối lượng cai sữa/con

Khối lượng cai sữa/con là khối lượng của lợn con cân tại thời ựiểm cai sữa. Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu ựánh giá tốc ựộ sinh trưởng phát triển của lợn con trong thời gian theo mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ.

Khối lượng cai sữa/con của cái Bản phối với ựực rừng là 4,07 kg/con. Khối lượng cai sữa/con của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay là 4,20 kg/con. Kết quả trong theo dõi này cho thấy khối lượng cai sữa/con của lợn cái Bản phối với ựực Rừng là thấp hơn của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay và sự sai khác này là không rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

Theo Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng (2009) lợn Bản nuôi tại Hòa Bình có khối lượng cai sữa/con là 5,05 kg. Trần Thanh Vân và đinh Thu Hà (2005) cho biết lợn Mẹo tại Phù Yên tỉnh Sơn La khối lượng cai sữa/con là 4,83 kg.

Như vậy, khối lượng cai sữa/con của các kết quả nghiên cứu có sự sai khác, sự sai khác này là do thời gian cai sữa của các vùng miền khác nhau.

Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ là khối lượng của toàn bộ số con cai sữa của ổ ựẻ. Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng sữa và khả năng nuôi con của con nái.

Khối lượng cai sữa/ổ của cái Bản phối với ựực Rừng là 22,40 kg/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay là 29,02 kg/ổ. Như vậy, khối lượng cai sữa/ổ của lợn cái Bản phối với ựực Rừng thấp hơn của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).

Theo Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng (2009) cho biết lợn bản nuôi tại Hòa Bình có khối lượng cai sữa/ổ là 31,02 kg. Theo nghiên cứu của Từ Quang Hiền và cộng sự (2004) thì lợn Lang ở Hạ Lang có khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi là 59,62 kg. Lê đình Cường và cộng sự (2003) cho biết khối lượng toàn ổ ựẻ lúc 60 ngày tuổi của lợn Mường Khương là 38,19 kg

Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là tỷ lệ giữa số con sống ựến cai sữa so với số con sinh ra còn sống. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng nuôi con khéo của lợn mẹ.

Tỷ lệ nuôi sống ở tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản là 96,52% thấp hơn tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay là 98,74 % và có ý nghĩa thống kê (P =0,011).

Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng (2009) trên lợn Bản Hòa Bình là 87,24%. Nhưng lại phù hợp với lợn Bản điện Biên 96,40% (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010).

Thời gian cai sữa

Thời gian cai sữa của lợn chịu tác ựộng của tập quán chăn nuôi và nó ảnh hưởng tới số lứa ựẻ/nái/năm.

Qua bảng 4.1 ta thấy thời gian cai sữa của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản là 61,80 ngày và của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay là 61,17ngày. Thời gian cai sữa của 2 tổ hợp lai này có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05)

Chỉ tiêu thời gian cai sữa của tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản và tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Mường Lay nuôi tại nông hộ thuộc tỉnh điện Biên thấp hơn giống lợn Mẹo Sơn La 118,13 ngày (Trần Thanh Vân và cộng sự, 2005) và lợn Bản điện Biên là 112,44 ngày (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010).

Khoảng cách lứa ựẻ

Khoảng cách lứa ựẻ là khoảng thời gian ựể lợn nái hoàn thành một chu kỳ sinh sản, thời gian này kéo dài làm giảm số lứa ựẻ/nái/năm. Khoảng cách lứa ựẻ chịu ảnh hưởng của 3 chỉ tiêu cấu thành là thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian ựộng dục trở lại sau cai sữa. Thời gian mang thai thường ổn ựịnh, thời gian ựộng dục trở lại và thời gian nuôi con là 2 chỉ tiêu biến ựộng lớn quyết ựịnh khoảng cách lứa ựẻ.

Khoảng cách giữa 2 lứa ựẻ ở lợn Bản là 229,88 ngày, ở lợn Mường Lay là 227,82 ngày. Như vậy, khoảng cách giữa 2 lứa ựẻ ở lợn Bản ngắn hơn lợn Mường Lay, sự chênh lệch này không rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

Chỉ tiêu này ựối với lợn Bản nằm trong khoảng biến ựộng của các nghiên cứu cụ thể như: lợn Mẹo Phù Yên - Sơn La là 234,53 ngày (Trần Thanh Vân và cộng sự, 2005); lợn Bản Hòa Bình 241,04 ngày (Vũ đình Tôn và Phan đăng Thắng, 2009); lợn Bản điện Biên 238,32 ngày (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010); còn ựối với lợn Móng Cái, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thiện (2006): lợn Móng Cái là 170 ngày, lợn Ỉ là 186 ngày.

6.07 5.9 5.58 6.95 7.06 7.16 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Số con sơ sinh (con) Số con sơ sinh còn sống (con)

Số con sống sau cai sữa (con)

♂Rừng ừ ♀Bản ♂Rừng ừ ♀Mường Lay

Biểu ựồ 3.1. Tổng số con sơ sinh, sơ sinh sống và số con cai sữa của 2 tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản và ♂Rừng ừ ♀Mường Lay

2.73 22.4 3.53 29.02 0 5 10 15 20 25 30 35

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) Khối lượng cai sữa/ổ (kg) ♂Rừng ừ ♀Bản ♂Rừng ừ ♀Mường Lay

Biểu ựồ 3.2. Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của 2 tổ hợp lai ♂Rừng ừ ♀Bản và ♂Rừng ừ ♀Mường Lay

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái mường lay và bản phối với đực rừng nuôi tại tỉnh điện biên (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)