Quy trình sấy

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 32 - 37)

- Độ ẩm ban đầu: 65% Độ ẩm cuối: 4 – 6%.

5.3.2. Quy trình sấy

- Loại gỗ sấy: Bạch đàn trắng. - Tuổi cây: 10 đến 11 tuổi. - Bề dày ván: 20 mm. - Độ ẩm ban đầu: 78.5%. - Độ ẩm cuối: 10,4%.

- Giai đoạn sấy đầu (GĐSI): to = 40oC. - Giai đoạn sấy sau (GĐSII):to = 50oC. - Dốc sấy:U = 2.5 – 3.

- Thời gian sấy: 18 ngày

Hình 5.3 Nhận xét: Quá trình sấy Độ ẩm gỗ (%) Dốc sấy U WTB Nhiệt độ ∆t (oC) φ (% ) Thời gian (ngày) Ghi chú Tko (oC) Tưo (oC) GĐ

GN 79 - 18,1 40 38 2 88 2 Gia nhiệt, phun ẩm

GĐSI 79 - 48 - 16 40 37 3 82 2 48 - 35 2.5 14 40 36 4 79 2 35 - 28 2.5 11.2 40 34 6 75 2 GĐ XLGC mở thoát dẫn khí GĐSI I 28 - 20 2.5 8 45 34 11 50 2 Gia nhiệt, tăng tốc sấy 20 - 15 3 4.9 50 32 18 29 2 15 - 12 3 4.2 50 30 20 20 2 12 - 10 3 3.5 50 28 22 22 2 GĐ XLC 10 1 10.7 50 43 7 67 2 Tắt nhiệt, phun ẩm

Qua biểu đồ sấy trên ta thấy độ ẩm của gỗ giảm nhanh ở giai đoạn đầu và chậm dần ở các giai đoạn sau. Giai đoạn độ ẩm gỗ giảm nhanh nhất là vào 8 ngày đầu, từ ngày 12 -16 độ ẩm của gỗ giảm nhẹ. Cũng qua hình trên ta thấy mức chênh lệch ẩm kế ∆t tỷ lệ nghịch với tốc độ giảm ẩm của gỗ trong cả hai giai đoạn sấy. Thông qua quá trình theo dõi các khuyết tật sấy của gỗ trong quá trình sấy, đề tài hấy các khuyết tật của gỗ hình thành trong quy trình sấy này là rất ít chủ yếu là mo móp. Các khuyết tật của gỗ xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10, đặc biệt từ ngày thứ 6 đến thứ 8 khi độ ẩm của gỗ ở mức (35 – 28)% thì các khuyết tật của gỗ sấy hình thành nhiều nhất. Còn các ngày sau đó các khuyết tật sấy không hình thành nữa.

*Các giai đoạn của quá trình sấy:

Về nguyên tắc, quá trình sấy được chia làm ba giai đoạn tiêu biểu: giai đoạn gia nhiệt, giai đoạn sấy và giai đoạn xử lý cuối. Nhưng đối với Bạch đàn trắng là loại gỗ khó sấy nên quá trình sấy được chia làm năm giai đoạn, cụ thể là:

- Giai đoạn gia nhiệt (GĐGN): trong giai đoạn này gỗ được làm nóng từ nhiệt độ bình thường lên đến nhiệt độ sấy. Về cơ bản trong giai đoạn này không được làm khô gỗ tức là chỉ có làm nóng đơn thuần, nhằm làm cho gỗ đạt được nhiệt độ sấy theo chế độ sấy. Mục đích của giai đoạn gia nhiệt là nhằm làm mềm gỗ trong điều kiện nhiệt ẩm của giai đoạn này và qua đó giảm được nguy cơ hình thành các khuyết tật do sấy. Mặt khác, không làm khô lớp mặt gỗ sấy trong khi gỗ còn quá ướt sẽ làm rạn nứt bề mặt gỗ và cản trở quá trình sấy về sau. Theo tác giả Hồ Xuân Các, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh thì độ ẩm tương đối của môi trường sấy trong giai đoạn này phải gần bằng 90% hoặc lớn hơn càng tốt.

- Giai đoạn sấy đẳng tốc (GĐSI): được bắt đầu từ độ ẩm ban đầu đến khi gỗ đạt độ ẩm bảo hoà thớ gỗ. Đối với gỗ Bạch đàn trắng thì gỗ đạt độ ẩm bảo hoà là 35%. Các khuyết tật của gỗ được hình thành trong giai đoạn này là chủ yếu nên trong giai đoạn này thường sấy với mức nhiệt độ thấp hơn giai đoạn sấy sau để hạn chế các khuyết tật không mong muốn của gỗ sấy.

- Giai đoạn xử lý giữa chừng (GĐXLGC): mục đích của giai đoạn này nhằm xử lý những khuyết tật nảy sinh trong quá trình sấy, bằng cách phun ẩm nhằm làm cho độ ẩm của lớp mặt ngoài của gỗ tăng, giảm ứng suất nảy sinh ở bề mặt.

- Giai đoạn sấy tăng tốc (GĐSII): khi độ ẩm của gỗ sấy giảm xuống dưới điểm bão hoà thớ gỗ. Ở giai đoạn này quá trình thoát ẩm sẽ khó khăn, do vậy trong quá trình sấy khi bước sang giai đoạn sấy này sẽ tăng dần nhiệt độ sấy và đồng thời mở dần cửa thoát dẫn khí để tăng dần ∆t của môi trường sấy (làm khô dần môi trường sấy), hỗ trợ cho quá trình khô của gỗ ở giai đoạn cuối. Giai đoạn sấy này kết thúc khi gỗ sấy đạt đến độ ẩm yêu cầu. Đối với độ ẩm gỗ mà đề tài đang nghiên cứu thì độ ẩm yêu cầu cuối cùng cần đạt là (10-12)%.

- Giai đoạn xử lý cuối (GĐXLC): mục đích của giai đoạn này là điều hoà sự đồng đều độ ẩm giữa các thanh gỗ sấy và triệt tiêu ứng suất trong gỗ để ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công. Trong giai đoạn này người ta tiến hành đóng kín các cửa thoát dẫn khí, phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý cuối. Thời gian xử lý phụ thuộc vào bề dày của gỗ sấy và thường gấp đôi thời gian gia nhiệt hoặc tối thiểu bằng thời gian gia nhiệt. Chế độ xử lý ∆t phụ thuộc vào yêu cầu độ ẩm cuối cùng của gỗ sấy theo bảng sau:[3]

Bảng 5.6. Chế độ xử lý ∆t phụ thuộc vào yêu cầu độ ẩm cuối cùng của gỗ

Độ ẩm cuối cùng của gỗ sấy (%) 15 12 10 8 6 ∆t (0C) 3 5 7 10 15 5.3.3. Quy trình sấy II - Loại gỗ: Bạch đàn trắng. - Độ tuổi: 10 - 11 tuổi. - Bề dày ván: 20 mm. - Độ ẩm ban đầu: 78.5%. - Độ ẩm cuối: 11.3%.

- Giai đoạn sấy đầu (GĐSI): t = 500C. - Giai đoạn sấy sau (GĐSII):t = 600C. - Dốc sấy: U = 2

Hình 5.4 Nhận xét:

Thông qua biểu đồ quy trình sấy II ta thấy độ ẩm của gỗ giảm nhanh trong 4 ngày sấy đầu còn các ngày tiếp theo độ ẩm gỗ giảm từ từ. Cũng giống như quy trình sấy I, tốc độ giảm ẩm của gỗ cũng tỷ lệ nghịch với mức độ chênh lệch ẩm kế (∆t) trong hai giai đoạn của quá trình sấy. Trong quy trình sấy này các khuyết tật của gỗ Qúa trình

sấy Độ ẩm gỗ Dốcsấy W(%)TB Nhiệt độ sấyT0 k (0C) T 0 ư (0C) GĐ GN 79 _ 18.1 50 48 2 88 2 Gia nhiệt phun ẩm GĐSI 79 – 46 _ 15.8 50 47 3 83 2 46 - 30 2 12.7 50 45 5 73 2 GĐXGC mở thoát dẫn khí GĐSII 30 - 20 2 10.7 55 48 7 65 2 Gia nhiệt

tăng tốc sấy 20 - 15 2 6.7 60 46 14 44 2

15 - 11 2 4.8 60 40 20 25 2

GĐXLC 11 1 9.9 55 47 8 72 2 tắt nhiệt phun ẩm

từ (50 - 55)0C các khuyết tật của gỗ xuất hiện nhiều nhất. Còn các ngày sau đó khi độ ẩm gỗ xuống dưới 20% thì hầu như không xuất hiện các khuyết tật trên các thanh gỗ sấy.

5.3.4. Quy trình sấy III

- Loại gỗ sấy: Bạch đàn trắng. - Tuổi cây gỗ:10 – 11 tuổi. - Bề dày ván : 20mm. - Độ ẩm đầu: 78.5%.

- Độ ẩm cuối: 10.5%.

- Giai đoạn sấy đầu (GĐSI), t = 60oC. - Giai đoạn sấy sau (GĐSII), t =70oC. - Dốc sấy U = 2.

- Thời gian sấy: 12 ngày.

Quá trình Độ ẩm gỗ Dốc sấy Wtb Nhiệt độ ∆t (oC) φ (%) Thời gian Ghi chú To k(oC) To ư (oC)

GĐGN 79 _ 17.6 60 58 2 88 2 Gia nhiệt phun ẩm GĐSI 79 - 44 _ 15.3 60 57 3 82 2

44 - 30 2 12.5 60 55 5 71 2GĐXL GĐXL

GC Mở thoát dẫn khí

GĐSII 30 - 18 2 10.5 65 58 7 65 2 Gia nhiệt tăng tốc sấy 18-11 2 4.9 70 50 20 25 2

GĐXLC 11 1 9.7 65 57 8 70 2 Tắt nhiệt, phun ẩm

Nhận xét:

Qua biểu đồ quy trình sấy III ta thấy ở quy trình sấy này tốc độ giảm ẩm của gỗ rất nhanh so với cả hai quy trình sấy trước và cũng tỷ lệ nghịch với mức chênh lệch ẩm kế (∆t). Các khuyết tật của gỗ xuất hiện ở quy trình sấy này là lớn nhất, hầu hết ở các thanh gỗ sấy đều bị nứt, mo móp. Các khuyết tật này hình thành chủ yếu từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 khi nhiệt độ ở mức 600C và độ ẩm giảm từ (44 – 30)% sau đó các khuyết tật sấy giảm dần và dừng hẳn khi độ ẩm gỗ sấy xuống dưới 20%.

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w