Phân tích nguyên nhân gây ra khuyết tật gỗ

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 38 - 40)

- Độ ẩm ban đầu: 65% Độ ẩm cuối: 4 – 6%.

5.4.2.1. Phân tích nguyên nhân gây ra khuyết tật gỗ

Qua quá trình sấy ta thấy gỗ Bạch đàn trắng bị các khuyết tật sau khi sấy như nứt nẻ, mo móp,… đó là do sự nảy sinh ứng suất của gỗ trong quá trình sấy.

Nguyên nhân nảy sinh ứng suất có thể giải thích theo các căn cứ sau đây:

Bề dày ván Ứng suất nén

Ứng suất kéo

+ Tốc độ khô không đồng đều của các phần riêng rẻ của gỗ (các lớp riêng rẻ khác nhau từ bên trong ra bên ngoài ván) là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên ứng suất bên trong gỗ trong quá trình sấy. Trong giai đoạn đầu của quá trình sấy, lớp gỗ mặt ngoài do tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ của môi trường bên trong lò sấy nên lớp gỗ này khô đi rất nhanh vì vậy độ ẩm của nó hạ thấp xuống dưới điểm bão hoà thớ gỗ. Do đó, chẳng bao lâu lớp gỗ ngoài mặt bắt đầu co rút, trong lúc đó lớp gỗ bên trong do không được tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ của môi trường sấy vì vậy độ ẩm trong gỗ vẫn còn cao và chưa đạt đến điểm bão hoà thớ gỗ nên chưa bắt đầu co rút. Cho nên mức độ co rút của lớp gỗ ngoài bị các lớp gỗ bên trong chưa co rút hạn chế dẫn đến việc hình thành nên ứng suất, lớp bên trong tấm ván chịu ứng suất nén gây ra hiện tượng nứt ngoài mặt.

+ Sự co rút theo các chiều thớ khác nhau của gỗ cũng là nguyên nhân sản sinh ứng suất bên trong gỗ và cũng có thể các khuyết tật của các thanh gỗ sấy.

+ Sự thay đổi kích thước của cấu trúc gỗ do nhiệt độ đột ngột cũng có thể là nguyên nhân sản sinh ứng suất và dẫn đến các khuyết tật của gỗ sấy. Hiện tượng sinh ra nứt ngoài mặt hoặc nứt đầu do những lúc điều khiển các thiết bị tăng nhiệt cũng như thông gió đột ngột hoặc mở cửa lò đột ngột khi gỗ trong lò còn nóng.

+ Bên cạnh đó gỗ Bạch đàn trắng là một loại gỗ rừng trồng có ứng suất hình thành sẵn có trong gỗ do hiện tượng sinh trưởng không đồng đều của gỗ trong lúc còn gỗ tươi ở cây đứng trước khi chặt hạ.

Các loại ứng suất tồn tại và xuất hiện gây nên cho gỗ Bạch đàn trắng ở các dạng khuyết chủ yếu tật là nứt nẻ và mo móp:

+ Nứt nẻ: là do phát sinh ứng suất quá lớn bên trong gỗ làm cho các thớ gỗ bị phá hoại, vì ở giai đoạn đầu của quá trình sấy, tốc độ thoát ẩm khá lớn, lớp gỗ mặt ngoài và đầu gỗ khô quá nhanh so với các lớp gỗ bên trong. Bên cạnh đó Bạch đàn trắng lại là gỗ khá thẳng thớ do đó viêc thoát hơi nước trong quá trình sấy khá dễ dàng so với các loại gỗ khác. Vì vậy sự chênh lệch độ ẩm giữa các lớp gỗ bên ngoài so với các lớp gỗ bên trong lại càng cao cho nên hiện tượng nứt mặt ngoài và nứt mặt đầu là khuyết tật chủ yếu của giai đoạn sấy đầu.

+ Mo móp: là một hiện tượng biểu hiện trạng thái biến dạng hết sức mãnh liệt của gỗ Bạch đàn trắng, nguyên nhân là do tốc độ thoát ẩm quá nhanh hoặc là gỗ

nằm ở phần ngọn. Mặt khác một số tài liệu đã cho thấy rằng với loại gỗ này dưới tác dụng của nhiệt độ sự chênh lệch giữa các phần tử của vách tế bào và độ cứng của vách tế bào giảm rất nhanh, nhất là khi độ ẩm đã giảm xuống dưới điểm đã bão hoà thớ gỗ làm cho các lớp gỗ ngoài co rút mạnh gây ra hiện tượng mo móp.[1]

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w