Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về khuyết tật gỗ sấy ở ba quy trình sấy

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 40 - 41)

- Độ ẩm ban đầu: 65% Độ ẩm cuối: 4 – 6%.

5.4.2.2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về khuyết tật gỗ sấy ở ba quy trình sấy

trình sấy

Sau khi tiến hành sấy ở ba quy trình sấy với 3 cấp nhiệt độ khác nhau, ta thấy khuyết tật gỗ sấy có sự khác biệt nhau ở từng quy trình. Nguyên nhân của sự sai khác về khuyết tật sấy ở ba quy trình sấy có thể được phân tích như sau:

- Chế độ sấy I: thông qua bảng tổng hợp khuyết tật gỗ sấy ở ba chế độ sấy, ta thấy chế độ sấy này có mức độ khuyết tật gỗ sấy thấp nhất. Vì gỗ Bạch đàn trắng có cấu tạo các thớ gỗ khá thẳng, lại ít mắt do đó nó thoát ẩm nhanh đặc biệt là ở hai đầu và bề mặt thanh gỗ (vì qua quan sát các thanh gỗ sấy bị nứt thì vết nứt xuất hiện chủ yếu ở hai đầu và bề mặt thanh gỗ). Mặt khác, gỗ Bạch đàn có độ ẩm bão hoà 34% cao hơn so với các loại gỗ thông thường. Bên cạnh đó Bạch đàn trắng được xếp vào nhóm gỗ rất kỵ với nhiệt độ. Theo một số kết quả nghiên cứu về gỗ Bạch đàn trắng thì khi độ ẩm giảm từ 35% xuống 25% nếu nhiệt độ tăng đột ngột ở gai đoạn này (50 – 60)0C thì hiện tượng co rút của gỗ sấy mãnh liệt nhất dẫn đến khuyết tật hình thành là lớn nhất. Đây cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của quá trình sấy gỗ. Từ đó ta thấy ở chế độ sấy I, ta chỉ sấy với nhiệt độ thấp (40 – 50)0C, nhiệt độ sấy ở giai đoạn độ ẩm gỗ từ 35% xuống 25% là (40 – 45)0C nhỏ hơn 500C do đó sự chênh lệch về sức căng giữa các lớp bên trong và các lớp bên ngoài tấm ván nhỏ (ứng suất hình thành thấp). Vì vậy khuyết tật hình thành trong quy trình sấy I không đáng kể.

- Chế độ sấy II: so với chế độ sấy I ở chế độ sấy II có mức độ khuyết tật gỗ sau khi sấy cao hơn. Vì ở chế độ sấy này khi độ ẩm của gỗ nằm trong khoảng (35 – 25)% thì nhiệt độ của lò sấy là (50 – 55)0C, đây là nhiệt độ sấy khá cao do đó độ ẩm ở lớp mặt ngoài của gỗ bốc hơi nhanh hơn so với các lớp bên trong dẩn đến sự chênh lệch sứt căng giữa lớp ngoài và các lớp bên trong tấm ván lớn. Do vậy các khuyết tật của gỗ (nứt, mo móp) xuất hiện khá nhiều.

- Chế độ sấy III: so với hai chế độ sấy trên thì ở chế độ sấy III các khuyết tật của gỗ sấy cao nhất. Do ở quy trình sấy này ta sấy với cấp nhiệt độ cao nhất (60 – 70)0C nên tốc độ thoát hơi nước của gỗ sấy tăng, độ ẩm của gỗ giảm xuống dưới điểm bão hoà thớ gỗ rất nhanh và đột ngột, đặc biệt là ở các lớp gỗ phía ngoài và đầu gỗ do đó ứng suất hình thành lớn. Bên cạnh đó khi độ ẩm của gỗ giảm từ (35 – 25)% thì nhiệt độ của lò sấy rất cao (65 – 75)0C. Vì vậy khuyết tật hình thành ở chế độ sấy này là lớn nhất.

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w