KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 41 - 43)

- Độ ẩm ban đầu: 65% Độ ẩm cuối: 4 – 6%.

6. KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề tài xin rút ra một số kết luận sau:

- Bạch đàn trắng là một loại gỗ rừng trồng, mọc nhanh, thân thẳng, gỗ có màu sắc đẹp. Tuy nhiên nó lại rất kỵ với nhiệt độ do đó rất khó sấy, dễ bị mắc phải các khuyết tật sau khi sấy như: nứt mặt, nứt đầu, mo móp. Mặt khác các khuyết tật của gỗ Bạch đàn trắng có thể được hình thành trong quá trình sinh trưởng hoặc ngay từ khi mới chặt hạ.

- Trong ba quy trình sấy mà đề tài đã xây dựng thì quy trình sấy một với cấp nhiệt độ (40 – 50)0C có chất lượng gỗ sấy đảm bảo nhất, khuyết tật hình thành không đáng kể so với chế độ sấy II và chế độ sấy III, đây là chế độ sấy tốt nhất mà đề tài đã lựa chọn. Tuy nhiên ở chế độ sấy I, thời gian sấy dài ảnh hưởng đến sức sản xuất và giá trị kinh tế. Do vậy trước khi đem quy trình sấy I vào thực tiễn, ta cần nghiên cứu thêm để tăng nhiệt độ ở giai đoạn độ ẩm của gỗ nhỏ hơn 25% (vì lúc này gỗ đã thoát khỏi giai đoạn dễ bị nảy sinh các khuyết tật nhất, giai đoạn này tính chất cơ lý của gỗ tương đối ổn định) để rút thời gian sấy xuống thấp nhất mà chất lượng gỗ sấy vẫn đảm bảo, giá thành sấy thấp và qua đó tăng năng lực và hiệu quả của thiết bị sấy.

Mặt khác, trong quá trình sấy ngoài thông số nhiệt độ thì ta cần chú ý điều tiết các thông số như: giá trị chênh lệch ẩm kế ∆t phù hợp với độ ẩm tương đối của không khí và độ ẩm thăng bằng của gỗ trong giai đoạn sấy đầu khi độ ẩm của gỗ còn ở mức cao hơn điểm bão hoà thớ gỗ và giữ chế dộ sấy mềm ở giai đoạn sấy đầu. Bên cạnh đó cần chọn giá trị dốc sấy U hợp lý cho giai đoạn sấy sau khi độ ẩm

của gỗ xuống dưới điểm bão hoà thớ gỗ và theo hướng tăng tốc mạnh ở giai đoạn sấy sau.

6.2. Kiến nghị

Thông qua các kết quả nghiên cứu về các quy trình sấy gỗ Bạch đàn trắng ở cùng một kích thước (dày 20 mm) nhưng ở các cấp nhiệt khác nhau. Cùng với việc tham khảo tài liệu của những loài cây cùng nhóm với gỗ Bạch đàn và những quy trình sấy đối với những loài gỗ khó sấy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Hiện nay, chúng ta đang đứng trước yêu cầu bức xúc của sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu và gỗ sử dụng trong nước, khâu sấy gỗ là một khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nhưng đây lại là vấn đề còn khá mới mẻ đối với nhiều cơ sở sản xuất trong nước, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo về mặt kỹ thuật và công nghệ sấy, nhằm định hướng và giúp cho các cơ sở sản xuất phát triển. Do vậy cần tiến hành nghiên cứu, giải quyết những vấn đề kỹ thuật và công nghệ sấy gỗ để nhằm tìm kiếm những gải pháp về kỹ thuật và công nghệ hợp lý, đồng bộ trên cả ba mặt chủ yếu: phương phấp sấy, thiết bị sấy và công nghệ sấy.

Trong III quy trình sấy mà đề tài đã nghiên cứu nên xem xét, vận dụng quy trình sấy I vào thực tiễn. Trước khi áp dụng vào thực tiễn cần xem xét thêm ở các khía cạnh sau:

- Vì đề tài chỉ mới nghiên cứu các sản phẩm sấy ở cùng một kích thước chiều dày 20mm do đó cần nghiên cứu thêm ở các cấp chiều dày khác nhau của gỗ sấy ở cùng một độ tuổi hoặc ở các độ tuổi khác nhau để tìm ra các thông số sấy hợp lý nhất đối với mỗi cấp chiều dày khác nhau.

- Do Bạch đàn trắng là loại gỗ khó sấy, dễ bị phát sinh các khuyết tật do đó cần có chế độ xử lý ẩm hợp lý trong các giai đoạn của quá trình sấy. Mặt khác, để hạn chế được các khuyết tật của gỗ sấy ta cần có biện pháp xử lý hoá chất thích hợp trước khi đem gỗ vào sấy như: ngâm, tẩm hoá chất,…

Như vậy, nếu các vấn đề trên được giải quyết thì sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất các khuyết tật của gỗ. Từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm gỗ sấy, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế của loại gỗ Bạch đàn. Góp phần kích thích người dân tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và giảm áp lực đến rừng tự nhiên. Mặt khác, nó không

những đáp ứng yêu cầu gỗ trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước.

Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế cộng với việc bước đầu làm quen với các quy trình công nghệ nên đề tài không thể tránh khỏi nhiều sai sót trong phương pháp cũng như nội dung kết quả nghiên cứu. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn trong lớp cũng như nhiều độc giả quan tâm để đề tài hoàn thành tốt hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w