So sánh mức độ khuyết tật ở3 quy trình

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 37 - 38)

- Độ ẩm ban đầu: 65% Độ ẩm cuối: 4 – 6%.

5.4.1.So sánh mức độ khuyết tật ở3 quy trình

Căn cứ vào bảng tổng hợp diễn biến độ ẩm trung bình của gỗ ở 3 quy trình sấy cùng với kết quả theo dõi các khuyết tật của gỗ sấy (chủ yếu là mức độ nứt và độ mo móp) ở các chế độ sấy khác nhau trong suốt quá trình sấy được thể hiện ở các phụ biểu 4, 5, 6. Tôi xin đưa ra những đánh giá chất lượng gỗ sấy ở 3 quy trình sấy như sau:

- Quy trình sấy I: các khuyết tật gỗ sấy xuất hiện ít, đặc biệt là nứt chỉ xuất hiện ở một vài thanh gỗ sấy với mức độ nứt bé. Còn mo móp xuất hiện nhiều hơn nhưng chỉ ở mức độ mo móp nhẹ. Qua tìm hiểu thực tế tại cơ sở sấy cùng với việc tham khảo tài liệu thì đối với gỗ Bạch đàn trắng khi sấy, mo móp là một khuyết tật phổ biến.

- Quy trình sấy II: mức độ nứt và mo móp xuất hiện khá nhiều. Khoảng 70% các thanh gỗ đang sấy bị các khuyết tật trên. Các khuyết tật này xuất hiện chủ yếu khi độ ẩm của gỗ còn ở mức (30 – 35)%. Khi độ ẩm của gỗ dưới 20% thì hầu như không xuất hiện các khuyết tật nói trên.

- Quy trình sấy III: các khuyết tật của gỗ xuất hiện trên hầu hết các thanh gỗ sấy, có nhiều thanh nứt với vết nứt dài và sâu, mặt khác độ mo móp của các thanh cũng lớn. Nói chung ở quy trình sấy III các khuyết tật của gỗ xuất hiện với mức độ lớn nhất.

Căn cứ vào số liệu thu thập được thể hiện ở các phụ biểu 1, 2, 3 đề tài đã tổng hợp được bảng sau:

Chế độ sấy Tổng khuyết tật

I 0,28%+0,72mm

II 4,51%+1,62mm

III 8,23%+3,25mm

Hình 5.6

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng quy trình sấy gỗ bạch đàn trắng được trồng trên địa bàn lâm trường eakar (Trang 37 - 38)