Hoàn thiện hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Thành Anh 655 (Trang 110 - 113)

Để đảm bảo chỉ tiêu giá thành được chính xác Công ty nên theo dõi khoản mục “thiệt hại trong sản xuất”

˗ Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ, không cần thiết phải phá đi để làm

lại mà chỉ cần sửa chữa, điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dùng để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có liên quan như khi sản xuất. Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau:

 Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường

Nợ TK 811 Có Tk 154

 Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi

công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ Nợ TK 632

Có TK 154

 Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc tính vào khoản

thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được có thể xử lý như sau:

Xác định phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường: Nợ TK 1388, 334

Có TK 154

Xác định thiệt hại tính vào chi phí bất thường: Nợ TK 811

Có TK 154

Nếu trường hợp thiệt hại chưa xác định rõ nguyên nhân, đang chờ xử lý Nợ TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 154

Giá trị phế liệu thu hồi, ghi giảm thiệt hại: Nợ TK 111, 152

Có TK 154

˗ Trong trường hợp ngừng theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, Công ty

lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:

 Trường hợp không trích trước chi phí, khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622, 623, 627, 642

Có TK... (các TK liên quan)

 Trường hợp có trích trước chi phí, khi trích trước chi phi ngừng sản xuất

Nợ TK 622, 623, 627, 642,.. Có TK 335

 Khi chi phí thực tế phát sinh

Nợ TK 335 Nợ TK 133

Có TK... (các TK liên quan)

Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế phát sinh:

 Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh lớn hơn chi phí đã trích trước, tiến

hành trích bổ sung chi phí:

Nợ TK 622, 623, 627, 642,... (trích bổ sung theo số chênh lệch) Có TK 335

 Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, tiến

hành hoàn nhập chi phí Nợ TK 335

KẾT LUẬN

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp xây lắp, đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay khi Nhà nước giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp trước sự đòi hỏi phức tạp và tính cạnh tranh gay gắt của thị trường. Do đó, việc cải thiện, đổi mới, tổ chức hợp lý quá trình kế toán nói chung, quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là hết sức thiết thực đối với doanh nghiệp

Việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Để hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc cần thiết của mỗi doanh nghiệp.

Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 665, tôi nhận thấy rằng đi đôi với việc học tập nghiên cứu lý luận thì việc tìm hiểu thực tế rất quan trọng. Đây là thời gian giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức của mình vào thực tế. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện cho sinh viên hiểu đúng, hiểu sâu hơn những kiến thức mà mình đã có và bổ sung thêm những kiến thức mà chỉ thực tế mới có được

Với những kiến thức đã học ở nhà trường và qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, tôi đã mạnh dạn nêu một số ý kiến của bản thân nhằm làm cho công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn. Để tực hiện tốt các giải pháp nêu trên không chỉ đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực riêng của Công ty mà còn cần sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ từ phía các ban ngành liên quan

Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nên bài viết này chác chắn không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để kiến thức ngày một hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các anh chị trong phòng Tài vụ- Kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 665. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo- Th.s Nguyễn Thanh Thủy cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Kinh tế- Quản lý đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2015

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Thi Đông (2009), Giáo trình “Hạch toán kế toán trong các

doanh nghiệp”, NXB Tài chính

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2007), “Kế toán doanh nghiệp”, NXB Đại học

Kinh tế quốc dân.

3. Th.S Nguyễn Thanh Thủy, Slide bài giảng “Kế toán tài chính 3”, Trường Đại

học Thăng Long

4. Một số các quyết định thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung

chế độ kế toán doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Thành Anh 655 (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)