Luồng công việc dùng trong thực nghiệm:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH THỜI CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN ẢO (Trang 67 - 71)

LẬP LỊCH QUÁ TRÌNH CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN SỬ DỤNG MÁY ẢO

6.4.1. Luồng công việc dùng trong thực nghiệm:

Luồng công việc (luồng các yêu cầu thuê tài nguyên) dùng trong thực nghiệm này được tạo thành bằng cách xử lý lại các dữ liệu lưu vết của hệ thống máy chủ SDSC Blue Horizon từ Parallel Workloads Archive (51). Nhóm nghiên cứu đã tải một tập các yêu cầu best-effort từ khối dữ liệu đó và dữ nguyên các

tham số, chỉ biến đổi cấu trúc lệnh để phù hợp với Haizea. Sau đó, nhóm chèn thêm một tập các yêu cầu advance-reservation.

Cụ thể hơn, nhóm tải dữ liệu về khối cơng việc của 30 ngày từ file lưu vết của SDSC Blue Horizon. Với mỗi u cầu trong đó, nhóm trích lấy các thơng tin về: thời gian đệ trình, thời gian chạy, số lượng node yêu cầu; và thiết lập thêm các thông tin: p=1, m=1024 (mỗi node yêu cầu có 1 CPU và 1024 MB bộ nhớ). Để tạo ra luồng công việc cần thiết, nhóm giữ nguyên các yêu cầu best-effort là sinh thêm các yêu cầu advance-reservation để chèn vào luồng cũ, tuân theo các tiêu chuẩn sau:

• p, phần trăm CPU được sử dụng cho các yêu cầu advance-reservation. (p có thể nhận các giá trị 5%, 10%, 15%, 20%, 25% và 30% - bởi vì phần trăm CPU dành cho các yêu cầu best-effort được tính tốn là khoảng 69.60%).

• d, thời gian mà mỗi yêu cầu advance-reservation yêu cầu, có thể nhận các giá trị 1,2,3 hoặc 4 giờ (khoảng thời gian này được chọn ngẫu nhiên với delta = 30 phút).

• v, số lượng node được yêu cầu. Có các khoảng sau đây: small (1-24), medium(25-48), large (49-72).

Với 3 tham số trên, nhóm xác định các thời điểm mà yêu cầu advace- reservation đến như sau: đầu tiên, đưa ra số lượng các yêu cầu cần chèn vào, chia số đó cho 30 và gọi kết quả là i. Sinh một các thời điểm ngẫu nhiên trong khoảng (i-1, i+1) và chèn một yêu cầu advace-reservation vào thời điểm đó.

Cuối cùng, luồng cơng việc này được lưu vào một tập tin dạng XML có cấu trúc phù hợp và được nạp vào Haizea để mô phỏng. Ta sẽ sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu R-project để phân tích kết quả nhận được từ Haizea.

6.4.2. Kết quả:

Với mỗi luồng cơng việc, nhóm mơ phỏng q trình lập lịch với những cấu hình sau:

NOVM-NOSR - Khơng sử dụng VM và tạm treo/phục hồi.

NOVM-SR - Khơng sử dụng VM, có sử dụng tạm treo và phục hồi. Cấu

hình này mơ phỏng cách làm việc của các trình lập lịch cơng việc với khả năng lưu vết phần mềm.

VM-PREDEPLOY - Sử dụng VM, với điều kiện các ảnh đĩa đã được triển

khai sẵn trên các node. Đây là cấu hình mơ phỏng lại cơ chế làm việc của mơ hình mới.

Trong quá trình thực nghiệm, Haizea sẽ theo dõi từng lease, thời điểm ta (thời gian tới của các lease), ts(thời điểm bắt đầu của lease) và te (thời gian lease kết thúc). Sau khi thực nghiệm, nhóm tính tốn các thơng số sau:

all-best-effort: thời gian bắt đầu mô phỏng cho tới khi yêu cầu best-effort cuối

cùng được hoàn thành.

wait time of best-effort requests: thời gian đợicủa một yêu cầu dạng best-effort

từ lúc nó được đệ trình tới lúc nó bắt đầu chạy.

Hình 12 trình bày kết quả all-best-effort. Thơng số này thể hiện một thước đo chính xác về mức độ tận dụng tài nguyên của hệ thống. Sử dụng khả năng tạm treo/phục hồi cho kết quả tốt hơn so với NOVM-NOSR trong tất cả các trường hợp thực nghiệm. Kết quả thu được chỉ ra rằng, với cấu hình NOVM-NOSR, thời gian chờ của các yêu cầu best-effort tăng lên khoảng 29.36%.

CHƯƠNG 7:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH THỜI CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN ẢO (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w