MÔ HÌNH VÀ LẬP LỊCH THỜI GIAN TẠM TREO VÀ PHỤC HỒI MÁY ẢO
7.2.3. Thực nghiệm 2: Hiệu quả lâu dà
Thực nghiệm trước đã khảo sát trên phần cứng thực để đánh giá độ chính xác của mô hình dự đoán chi phí tạm treo hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa thể hiện được kết quả lâu dài và sự ảnh hưởng lẫn nhau của các tham số trong mô hình, đặc biệt là những tham số về thời gian tạm treo hay phục hồi. Trong thực nghiệm này, ta sẽ chạy Haizea ở chế độ mô phỏng để xử lý các yêu cầu của hợp đồng trong thời gian 30 ngày.
Luồng thực nghiệm được sử dụng được trích ra từ những công việc đã chạy trong hai chương trước. Cụ thể hơn, nhóm sử dụng công việc từ máy chủ BLUE1 với những hợp đồng AR được chèn vào theo cấu hình: [10%/3H/medium], [20%/2H/medium], [30%/1H/medium] (trong chương này là T10, T20 và T30).
Nhóm chọn ba luồng công việc này bởi vì chúng thể hiện những trường hợp đặc biệt của hợp đồng đặc chỗ. Máy chủ BLUE1 có tỉ lệ sử dụng là 69.60%; T10 đặc trưng cho trường hợp có rất ít AR, với thời gian dài giữa mỗi lần đặt chỗ, trong khi đó T30 đặc trưng cho trường hợp các hợp đồng AR đến liên lục. Nhóm chỉ giới hạn phần thực nghiệm với ba luồng công việc này vì các giá trị , , đã được khảo sát ở chương trước.
Trong hai chương trước, cụm máy tính mô phỏng được mô hình phỏng theo máy chủ SDSC Blue Horizon với giả định trước một máy đơn vật lý có một vi xử lý (p = 1) và tập tin trạng thái bộ nhớ lưu ở hệ thống tập tin cục bộ (f = local), thì ở
đây p sẽ bằng 1, 2, 4 hoặc 8 (sự thay đổi số máy đơn nên tổng số vi xử lý trong một cụm máy tính sẽ là 144) và sẽ cho phép tập tin trạng thái bộ nhớ lưu ở hệ thống tập
những ảnh đĩa đã có ở hệ thống tập tin toàn cục hoặc được triển khai trước vào hệ thống tập tin cục bộ, giống với cấu hình VM-PREDEPLOY trong chương 5).
Nói tóm lại, tham số trong thực nghiệm này gồm có: • workload {No ARs, T10, T20, T30}
• C {1, 2, 4, 8} (số nhân trong một máy đơn vật lý) • f {local, global}
• m {1024, 2048, 3072, 4096}
Trong thực nghiệm này, ta khảo sát 128 tổ hợp từ bốn tham số trên. Ở mỗi tổ hợp, lưu lại các giá trị all-best-effort, thời gian đợi, và mức độ trễ đã định nghĩa ở phần 5.4.3. Tuy nhiên, trong thực nghiệm này số liệu all-best-effort được đo theo một cách khác. Thay vì ứng với thời gian để xử lý luồng công việc không có AR, thì ở đây với mỗi luồng công việc, all-best-effort sẽ ứng với thời gian cần để xử lý luồng công việc chia cho thời gian tương ứng nhưng giả định rằng các quá trình tạm treo và phục hồi có thể thực thi ngay lập tức (ví dụ: giá trị 1.1 chỉ ra rằng thời gian xử lý toàn bộ luồng công việc sẽ lâu hơn 10% so với thời gian tương ứng nhưng không có chi phí tạm treo và phục hồi máy ảo).
Hình 18 trình bày giá trị của all-best-effort trong mỗi tổ hợp. Khi sử dụng luồng công việc T10 và T20, ảnh hưởng của tất cả tham số trong thời gian xử lý hợp đồng chạy nền tương đối nhỏ, lớn nhất là 1.01 và 1.05. Tuy nhiên, với luồng công việc T30, trường hợp phải tạm treo dễ xảy ra hơn thì mức độ ảnh hưởng rõ ràng hơn. Đặc biệt là khi sử dụng hệ thống tập tin toàn cục thì giá trị của all-best-effort có thể lên tới 1.14. Trong trường hợp này số bộ nhớ trên một máy ảo có ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng. Ảnh hưởng này càng rõ ràng hơn với thời gian đợi trung bình của các hợp đồng (Hình 18).
1 và m = 1024 ta chạy lại mô phỏng với giả định mạng Ethernet 100Mbps. Vì thực
nghiệm thực tế không đáp ứng được con số 100Mbps để xác định giá trị hs và hr nên ta sẽ giả định các giá trị đó bằng một phần mười trong trường hợp mạng 1000Mbps (có nghĩa là hs = 6.367 MB/s và hr = 8.127 MB/s). Bảng 7.1 tổng hợp kết quả của những mô phỏng này. Ảnh hưởng trên all-best-effort vẫn còn nhỏ ở luồng công việc T10, nhưng đang chú ý hơn ở trường hợp T20 và T30.
H ìn h 18 : T ng hi ệm s ố 2: gi á tr ị c ủa s al l- be st -e ff or tấ t c ả tổ h ợp cô ng v iệ c (N
Chương này đã trình bày được một mô hình để ước lượng thời gian tạm treo và phục hồi một hợp đồng thực thi bằng máy ảo, loại bỏ được giả định trong Chương 5. Kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình chỉ lượng giá thấp thời gian tạm treo trong một vài trường hợp (làm trì hoãn thời gian bắt đầu của hợp đồng AR), còn trong đa số thực nghiệm, nó có xu hướng lượng giá thời gian trạm treo cao hơn thực tế, kết quả dẫn đến là thời gian lãng phí giữa lúc kết thúc tạm treo và bắt đầu AR. Bên cạnh đó, mô hình cũng có xu hướng lượng giá thấp thời gian phục hồi. Nguyên nhân sai lệch là do các nhân tố chủ yếu như quá trình tắt hẳn và phục hồi đè lên nhau, trì hoãn của quá trình ban hành lệnh, và những yếu tố liên quan. Quá trình thực nghiệm thể hiện ảnh hưởng to lớn mà một mô hình chưa hoàn thiện đến thời gian phục hồi hợp đồng và phần còn lại trong hàng đợi. Cụ thể hơn, các thực nghiệm mô phỏng đã khảo sát những tham số khác nhau trong mô hình có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến hiệu năng đo được ở số liệu của all-best-effort và thời gian đợi trung bình. Nhưng khi sử dụng luồng công việc với số ARs lớn thì kết quả nhận được lại là số chiếm lấp hợp đồng lớn.
Do đó, mặc dù mô hình và kết quả được trình bày ở đây giúp ta đến gần với mục tiêu 4 (MT4) hơn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xử lý để cải tiến mô hình này và giảm tối thiểu ảnh hưởng của các nhân tố được nhắc ở trên. Chương này chỉ khảo sát một mô hình với những giá trị cố định hs và hr. Vì vậy, công việc tiếp theo là phải khảo sát những mô hình ước lượng khác với giá trị hs và hr thay đổi, và trình bày những ảnh hưởng với xác suất ARs sẽ bị trì hoãn (thay vì chỉ trình bày mức độ chính xác của các lần ước lượng).