Ảnh hưởng của thời điểm tác động biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng các đợt lộc, sự ra hoa và đậu quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 39 - 41)

c. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

4.3 Ảnh hưởng của thời điểm tác động biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng các đợt lộc, sự ra hoa và đậu quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang

đợt lộc, sự ra hoa và đậu quả của cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn – Bắc Giang

* Thí nghiệm 2 (lặp lại thí nghiệm 1 sau khoảng 1 tháng)

4.3.1 Đặc điểm hình tháicủa cây bưởi Diễn trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Bảng 4.7: Đặc điểm hình thái của cây bưởi Diễn trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Số cành lá già Số cành lá non 1 233,3 5,7 175,8 140,7 3,3 2 235,0 6,0 170,8 126,7 1,3 3 235,0 6,2 171,7 135,7 5,0 4 236,7 6,3 165,0 130,0 6,7 5 231,7 6,5 163,3 131,3 7,0

Ghi chú: số liệu đo trước khi bố trí thí nghiệm, ngày 15/ 04/ 2014

Dựa vào bảng 4.7, ta có thể thấy chiều cao, đường kính gốc, đường kính tán tương đối là bằng nhau (có sự chênh lệch không đáng kể). Trong đó, CT4 và CT5 có số cành lá non nhiều nhất điều này có ảnh hưởng đến tình trạng của cây khi tác động biện pháp đốn rễ về sau.

4.3.2 Hiện trạng cây sau khi tác động các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ, chặnrễ, đảo gốc rễ, đảo gốc

+ CT1 (đối chứng): qua theo dõi nhận thấy những cây bưởi thuộc công thức đối chứng ra rất nhiều đợt lộc trong suốt thời gian theo dõi. Các lộc sinh trưởng nhanh, mập mạp và lộc ra chủ yếu ở đầu cành lá già (mỗi cành có từ 3 – 9 lộc) và trên các cành cấp 3, cấp 4 của cây.

+ CT2 (khoanh vỏ): khi khoanh vỏ đã làm hạn chế dòng vận chuyển dinh dưỡng lên lá và các chất hữu cơ vận chuyển xuống rễ nhằm làm giảm quá trình phát lộc trên cây vì vậy cây cần 1 khoảng thời gian để vết khoanh lành lại (cầu dinh dưỡng được hình thành) cung cấp dinh dưỡng trở lại cho cây để cây có thể phát lộc, ra hoa, đậu quả sau đó. Ở đây thì sau khi khoanh vỏ khoảng 29 – 38 ngày thì cây bắt đầu ra lộc dưới vết khoanh, ngày ra lộc dưới vết khoanh của các lần nhắc lại của CT2 là khác nhau.

+ CT3 (Chặn rễ): sau khi tác động những cành lá non trên cây héo rũ xuống. Sáng sớm ngày hôm sau lá có hiện tượng tươi trở lại, tuy nhiên vào những hôm có nắng thì những lá non này lại rũ xuống. Phải sau khoảng 7 – 10 ngày thì cây bắt đầu hồi xanh trở lại.

+ CT4 (Đảo gốc lấp luôn): sau khi tác động thì cây có hiện tượng héo rũ xuống, sang ngày hôm sau cây có hiện tượng rụng lá hàng loạt do thời tiết nắng nóng. Sau gần 2 tháng cây có dấu hiện hồi tuy nhiên vẫn chưa ra lá mới.

+ CT5 (Đảo gốc, chờ lá có hiện tượng héo hoặc phơi tối đa 3 ngày rồi trồng lại): cây có hiện tượng héo rũ luôn ngay sau khi tác động và cũng có hiện tượng rụng lá hàng loạt vào những ngày sau đó. Sau gần 2 tháng cây có dấu hiện hồi tuy nhiên vẫn chưa ra lá mới.

4.3.3 Thời gian xuất hiện của các đợt lộc sau khi áp dụng các biện pháp khoanhvỏ, chặn rễ, đảo gốc trên cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Bắc Giang vỏ, chặn rễ, đảo gốc trên cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Do thời gian tiến hành thí nghiệm còn hạn chế nên tính cho đến hết tháng 6 thì các cây thí nghiệm 2 (lặp lại thí nghiệm 1 sau khoảng 1 tháng) vẫn chưa thấy xuất hiện lộc (cần phải theo dõi thêm thì mới đưa ra được nhận xét ).

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w