Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ, chặn rễ và đảo gốc đến sự ra hoa, đậu quả của cây bưởi Diễn.

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 31 - 36)

c. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

4.2Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ, chặn rễ và đảo gốc đến sự ra hoa, đậu quả của cây bưởi Diễn.

sự ra hoa, đậu quả của cây bưởi Diễn.

* Kết quả thí nghiệm 1

4.2.1 Đặc điểm hình thái của cây bưởi Diễn trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Việc bố trí thí nghiệm ngoài những yêu cầu sự đồng nhất về giống, tuổi cây, điều kiện chăm sóc,… thì cần phải có sự đồng nhất về đặc điểm hình thái của các cây thí nghiệm. Đặc điểm hình thái của cây bưởi Diễn được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái của cây bưởi Diễn trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Số cành lá già (cành/ cây) Số cành lá non (cành/ cây) Số cành lá mới thành thục (cành/ cây) 1 236,0 6,0 174,2 52,0 9,3 30,3 2 231,0 5,0 145,8 40,3 4,0 45,3 3 223,3 6,0 150,8 67,0 3,7 18,3 4 229,3 6,0 150,0 70,0 9,3 32,0 5 218,3 6,2 147,5 77,0 5,7 27,0

Ghi chú: số liệu đo ngày 12/ 03/ 2014

Để có được những đánh giá chung về sinh trưởng, phát triển của cây bưởi Diễn, thí nghiệm được tiến hành theo dõi trên các cây bưởi Diễn 3 năm tuổi. Các cây bưởi thuộc các công thức khác nhau nhưng có đặc điểm hình thái khá giống nhau.

Qua bảng 4.4, cho thấy các cây bưởi Diễn thuộc các công thức có chiều cao, đường kính gốc, đường kính tán tương đối là bằng nhau (có sự chênh lệch

không đáng kể). Trong đó, CT4 và CT5 có số cành lá non nhiều nhất điều này có ảnh hưởng đến tình trạng của cây khi tác động biện pháp đốn rễ về sau.

4.2.2 Hiện trạng cây sau khi tác động các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ, chặnrễ, đảo gốc rễ, đảo gốc

+ CT1 (đối chứng): qua theo dõi nhận thấy những cây bưởi thuộc công thức đối chứng ra rất nhiều đợt lộc trong suốt thời gian theo dõi. Các lộc sinh trưởng nhanh, mập mạp và lộc ra chủ yếu ở đầu cành lá già (mỗi cành có từ 3 – 9 lộc) và trên các cành cấp 3, cấp 4 của cây.

Lộc ra trên CT đối chứng

+ CT2 (khoanh vỏ): khi khoanh vỏ đã làm hạn chế dòng vận chuyển dinh dưỡng lên lá và các chất hữu cơ vận chuyển xuống rễ nhằm làm giảm quá trình phát lộc trên cây vì vậy cây cần 1 khoảng thời gian để vết khoanh lành lại và cung cấp dinh dưỡng trở lại cho cây để cây có thể phát lộc, ra hoa, đậu quả sau đó. Ở đây thì sau khi khoanh vỏ khoảng 24 – 35 ngày thì cây bắt đầu ra lộc dưới vết khoanh.

CT khoanh vỏ Lộc ra dưới vết khoanh

+ CT3 (Chặn rễ): sau khi tác động những cành lá non trên cây héo rũ xuống. Sáng sớm ngày hôm sau lá có hiện tượng tươi trở lại, tuy nhiên vào những hôm có nắng thì những lá non này lại rũ xuống. Phải sau khoảng 7 – 10 ngày thì cây bắt đầu hồi xanh trở lại.

+ CT4 (Đảo gốc lấp luôn): sau khi tác động buổi sáng thì đến chiều cây có hiện tượng héo rũ xuống. Những cây có nhiều cành lá non và cành lá mới thành thục, số lượng cành lá già không nhiều sẽ héo nhanh hơn. Sau khoảng 35 ngày thì các cây đã hồi xanh trở lại, tuy nhiên lá chuyển sang màu vàng xanh. Như vậy, có thể thấy số cành lá non trên cây có ảnh hưởng đến mức độ bị tác động và khả năng hồi xanh của cây.

Lá cây bị héo sau khi xử lý Lá cây chuyển màu vàng xanh sau khi hổi xanh

+ CT5 (Đảo gốc, chờ lá có hiện tượng héo hoặc phơi tối đa 3 ngày rồi trồng lại): sau khi tác động thì cây héo rũ xuống, sau khoảng 30 - 35 ngày thì cây cũng bắt đầu hồi xanh, lá chuyển sang màu vàng xanh.

4.2.3 Thời gian xuất hiện của các đợt lộc sau khi áp dụng các biện phápkhoanh vỏ, chặn rễ, đảo gốc trên cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Bắc Giang khoanh vỏ, chặn rễ, đảo gốc trên cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Thời gian xuất hiện lộc cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ tới sự ra hoa, đậu quả và năng suất; chịu tác động sâu sắc của điều kiện sinh thái, khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật chắc sóc, đồng thời cũng là cơ sở cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật bón phân, cắt tỉa.

Theo dõi thời gian xuất hiện của các đợt lộc sau khi áp dụng các biện pháp khoanh vỏ, chặn rễ, đảo gốc trên cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Bắc Giang ta thu được bảng sau:

Công thức

Thời gian xuất hiện lộc đợt 1 sau khi xử lý

(ngày)

Số lượng lộc xuất hiện đợt 1 (lộc/cây)

Tổng số lộc sau 105 ngày xử lý (lộc/cây)

1 - - -

2 38,3 2,7 20,0

3 45,0 2,7 66,0

4 92,0 9,3 22,7

5 0,0 0,0 0,0

Ghi chú: Ngày bố trí thí nghiệm 13/03/2014

Từ bảng 4.5 cho thấy việc tác động biện pháp khoanh vỏ, chặn rễ, đảo rễ lấp luôn bước đầu đã cho thấy thời gian xuất hiện các đợt lộc là khác nhau giữa các CT. CT2 xuất hiện lộc sớm nhất (sau khoảng hơn 1 tháng), sau đó đến CT3 ( 1,5 tháng) và xuất hiện lộc muộn nhất là CT4 (sau hơn 3 tháng).

+ CT2 (khoanh vỏ) xuất hiện lộc đầu tiên sau thời gian xử lý là hơn 1 tháng (38,3 ngày). Tuy nhiên, các lộc này ra không tập trung và thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt có số lượng lộc ra khác nhau.

+ CT3 (chặn rễ): thời gian xuất hiện lộc đầu tiên sau xử lý 45 ngày. Tương tự các lộc ra ở CT2 thì các lộc ở CT3 cũng ra không tập trung, thành nhiều đợt.

+ CT4: là CT ra lộc muộn nhất so với CT2 và CT3 số lượng lộc cũng tương đối ít, ra lộc sau khi xử lý hơn 3 tháng.

+ CT5: là công thức duy nhất của thí nghiệm là không phát lộc (dù sau 105 ngày sau xử lý). Biện pháp xử lý này đã làm cây bị tổn thương mạnh, dẫn đến cây bị kiệt sức sinh trưởng và cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Một đặc điểm chung là các công thức tuy cây không phân hóa được mầm hoa, không có hoa xuất hiện trên cành thành thục hoặc cây ra lộc nhưng các cành lộc đều không có nụ hoa xuất hiện. Bình thường cây bưởi ở vùng Lục Ngạn sẽ ra đợt lộc xuân và xuất hiện hoa tập trung vào mùa xuân (sau Tết nguyên đán) sau thời gian dài cây trải qua điều kiện lạnh và khô hạn của mùa

đông. Điều này cho thấy cây bưởi Diễn trồng ở Lục Ngạn vẫn chưa có đủ các điều kiện để có thể phân hóa mầm hoa và ra hoa. Xử lý đợt 1 vào 13/3, trong điều kiện mùa xuân nhiệt độ ấm hơn so với mùa đông, xen kẽ những ngày nắng và có mưa phùn thường xuyên.

Theo nghiên cứu của Đào Thị Bé Bảy và CS. (2005), trong điều kiện thời tiết khí hậu miền Nam giống bưởi Da Xanh ra hoa từ tháng 2-5 và thu hoạch từ tháng 8-12, sớm hơn các giống 5 Roi, Đường Lá Cam, Đường Da Láng và bưởi Sa Điền (Trung Quốc) từ 1-2 tháng.

Một số nghiên cứu trên cây bưởi trong điều kiện miền Nam Việt Nam có thể dùng biện pháp gây khô hạn nhân tạo sau đó cây được tưới nước đầy đủ trở lại và bón thúc phân bón để kích thích phân hóa ra hoa trong điều kiện trái vụ. Đối với chanh Tàu ở TP. Cần Thơ gây hạn nhân tạo vào tháng 7-8, cây ra hoa và cho thu hoạch vào mùa khô năm sau sẽ bán được giá cao. Ở Tịnh Biên (An Giang) một số nhà vườn kết hợp gây hạn với khoanh cành để kích thích cho chanh Tàu ra hoa (Trần Văn Hâu, 2009). Một cách tương tự đã được áp dụng cho cây bưởi nhưng kết quả không ổn định do trong miền Nam thời kỳ này có mưa. Trần Văn Hâu và Nguyễn

Việt Khởi (2005) kích thích bưởi 5 Roi ra hoa trái vụ bằng cách kết hợp biện pháp gây khô hạn nhân tạo và phun paclobutrazol ở nồng độ 1.000-1.500 ppm, sau đó 30 ngày phun tiếp thiourê ở nồng độ 0,3% giúp cho hoa ra đồng loạt. Biện pháp nầy giúp cho cây bưởi ra hoa tập trung, hiệu quả cao và có thể thu hoạch một lần vào dịp tết nguyên Đán.

Ở miền Bắc các cây trong họ cam quýt như cây quất, cây chanh có thể dễ dàng ra hoa khi thực hiện biện pháp đảo rễ cây quất vào tháng 5 để ra cây ra hoa tập trung và chín vào dịp Tết nguyên đán. Một số cây chanh có thể chặn rễ hoặc gây khô hạn nhân tạo là có thể xuất hiện đợt lộc và hoa mới sau khi trồng cây trở lại và chăm sóc bình thường (Hoàng Ngọc Thuận, ).

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 31 - 36)