Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 47)

c. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

4.5Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn, Bắc Giang

Ngạn, Bắc Giang

Theo kết quả theo dõi trên vườn thí nghiệm cho thấy do tình hình thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, mưa nhiều kết hợp với độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và lây lan rất nhanh. Sâu, bệnh hại bưởi có rất nhiều loại. Chúng thường xuất hiện sau những trận mưa rào ngay sau khi lộc non mới nhú. Sâu, bệnh gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây, ở các mức độ khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như: thời tiết, giống, mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc...

Bảng 4.11: Thành phần sâu bệnh hại và mức độ gây hại bưởi Diễn ở Lục Ngạn, Bắc Giang

STT T

Tên Việt

Nam Tên khoa học

Mức độ gây

hại Bộ phận bị hại

I. Sâu hại

1 Sâu vẽ bùa Phyllocnis Citrella +++ Lá non, cành và quả non

2 Sâu đo xanh Geometridae +++ Lá non, lộc non

3 Sâu ăn lá Papilio demoleus ++ Lá non, lộc non

4 Sâu đục cành Nadezhdiella cantori + Cành

5 Rệp muội Toxoptera aurantii BdeF + Lá non, lộc non

II. Bệnh hại

1 Bệnh loét Xanthomonascanca citrus +++ Thân, cành, lá

2 Bệnh sẹo Anophlophoza Sinensis + Lá non, cành

Ghi chú: + + + gây hại nặng

+ + tương đối phổ biến (gây hại trung bình) + ít phổ biến (gây hại nhẹ)

Theo kết quả bảng 4.10 cho thấy sâu vẽ bùa, sâu đo, bệnh loét là gây hại nặng và phổ biến nhất, sau đó là sâu ăn lá và ít phổ biến nhất nhất là sâu đục cành, rệp muội và bệnh sẹo (gây hại nhẹ). Chúng gây hại trên hầu hết các bộ phận của cây bưởi như: thân, cành, lá, quả,.. đặc biệt là các bộ phận còn non. Mỗi loại sâu, bệnh hại thì gây hại vào các thời điểm khác nhau, mức độ gây hại cũng như triệu chứng, đặc điểm gây hại của các loại sâu bệnh là khác nhau tương ứng sẽ có các biện pháp phòng trừ khác nhau.

Để phòng trừ các loại sâu, bệnh hại này cần tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây khi mà cây bắt đầu ra lộc non (đặc biệt là vào mùa mưa). Ngoài ra, cần phải tiến hành chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự phá hại của sâu. Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu. Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt. Khi phát hiện cây có sâu, bệnh hại cần tiến hành tiêu diệt ngay bằng các biện pháp sinh học kết hợp biện pháp hóa học để dập tắt sâu, bệnh tránh lây lan.

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 47)