Đặc điểm hình thái của cành mang quả

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 42)

c. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

4.4.2.Đặc điểm hình thái của cành mang quả

Một trong những đặc điểm của cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng so với những loại cây ăn quả khác là không có sự khác nhau giữa mầm chồi (cành sinh dưỡng) và cành mang quả. Không có sự biến chuyển của chồi (cành) trong nhiều năm mà mỗi cành có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều quả ở cuối cành.

Bảng 4.9 : Đặc điểm hình thái của cành mang quả Công thức Chiều dài cành

mang quả (cm) Đường kính cành mang quả (cm) Số lá/ cành mang quả (lá) 1 7,0 0,5 7,4 2 7,6 0,6 9,6 3 5,7 0,5 7,4 4 7,0 0,6 9,8 5 9,8 0,7 8,8

Dựa vào bảng 4.9, ta có thể nhận thấy số lá/ cành của các công thức là không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, cành mang 3 quả/ chùm thì đường kính và chiều cao

Khi nghiên cứu quá trình phát triển của quả, người ta cho rằng để tạo điều kiện cho quả phát triển được tốt, mỗi quả cần có một số lá nhất định. Theo dẫn liệu của TS. Nguyễn Ích Tân (2010) thì tác giả Ngô Canh Dân (1960) đã tiến hành nghiên cứu về số lá/ quả của 1 số cây ăn quả và cho kết luận: táo tây cần 30 – 40 lá, Sa lê là 10 – 25 lá, lê Châu Âu 20 – 30 lá, quýt Ôn Châu 20 – 25 lá, cam Navel 50 lá. Như vậy có thể thấy, với mỗi cây khác nhau thì yêu cầu số lá/ quả là khác nhau.

Qua theo dõi cho thấy có trên 90% những cành mang quả là những cành nằm ở bộ phận dưới tán và bên trong tán. Điều này cũng đã được tác giả Lý Gia Cầu (1993) nghiên cứu và khẳng định rằng: vị trí kết quả đối với những cây bưởi trẻ, đại đa số quả tập kết ở dưới tán cây và ở bên trong tán trên các cành quả mùa xuân khi cây dần lớn tuổi vị trí này được chuyển lên phía trên và ra ngoài tán. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong kỹ thuật cắt tỉa cho cây bưởi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Như vậy, tùy thuộc vào tuổi cây và tình hình sinh trưởng, phát triển của cây bưởi mà tiến hành biện pháp cắt tỉa cho phù hợp để tăng năng suất, chất lượng cho bưởi.

4.4.3 Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sự sinh trưởng và phát triển củaquả Bưởi Diễn quả Bưởi Diễn

Bảng 4.10: Khả năng tăng trưởng của đường kính quả bưởi Diễn dưới tác động của biện pháp tỉa quả

Công thức

1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 5 tuần 6 tuần 7 tuần

Đường kính Chiều cao Đường kính Chiều cao Đường kính Chiều cao Đường kính Chiều cao Đường kính Chiều cao Đường kính Chiều cao Đường kính Chiều cao 1 5,36 5,36 7,85 7,82 8,45 8,39 8,78 8,65 9,46 9,35 9,77 9,59 10,46 10,34 2 5,78 5,69 7,73 7,81 8,35 8,21 8,86 8,70 9,57 9,30 9,76 9,51 10,3 9,91 3 6,15 6,10 8,02 7,81 8,51 8,33 8,90 8,80 9,42 9,19 9,67 9,43 10,18 9,78 4 6,25 6,28 8,16 8,15 8,56 8,57 8,93 8,93 9,63 9,52 9,9 9,80 10,45 10,20 5 6,20 5,70 8,26 8,23 8,57 8,69 8,81 8,98 9,26 9,41 10,19 9,90 11,76 10,41 CV% 12,80 11,00 13,60 13,40 12,40 12,70 11,20 11,20 9,30 9,20 8,70 8,50 8,20 9,00 LSD(0.05) 1,01 0,84 1,43 1,41 1,39 1,41 1,32 1,30 1,17 1,14 1,13 1,06 1,14 1,21

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy quả bưởi Diễn tương đối là tròn (sự chênh lệch giữa đường kính và chiều cao là không đáng kể), có thể thấy bưởi Diễn đang trong giai đoạn phát triển nên tốc độ tăng trưởng của quả khá nhanh được thể hiện rất rõ qua 7 tuần theo dõi.

+ Đường kính quả: các công thức tỉa quả (tỉa 1 quả, giữ 2 quả/ chùm- CT4; tỉa 2 quả, giữ 1 quả/ chùm- CT5) đều cho kết quả cao hơn CT2 và CT3 thể hiện qua sự gia tăng về đường kính quả. Công thức có đường kính quả cao nhất là CT5 thấp nhất là CT2. Nếu xét về sự gia tăng về đường kính thì CT1 là nhanh nhất, CT3 (3 quả/ cành) chậm nhất.

+ Chiều cao quả: CT3 và CT5 sự tăng trưởng về chiều cao là ổn định nhất, tăng trưởng đều từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6, tuy nhiên thì CT3 tăng trưởng chậm hơn CT5 và chậm hơn so với các công thức còn lại. CT1 và CT5 tăng trưởng nhanh nhất.

Như vậy, chúng ta có thể thấy số lượng quả trên 1 cành bưởi Diễn nên để từ 1- 2 quả, không nên để từ 3 quả/ cành trở lên vì như vậy quả sẽ sinh trưởng rất chậm, không thể đạt được kích thước mong muốn của giống.

Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sự tăng trưởng đường kính của bưởi Diễn

Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến sự tăng trưởng chiều cao của bưởi Diễn

Dựa vào 2 đồ thị 4.1 và 4.2 ở trên ta có thể thấy: CT5 và CT1 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đó là CT4 và CT2, thấp nhất là CT3.

+ Đường kính quả: 2 tuần đầu tiên đường kính quả của các công thức thí nghiệm tăng nhanh, từ tuần thứ 3 thì đường kính bắt đầu tăng chậm lại. Kết thúc 7 tuần theo dõi thì CT1 và CT5 đạt đường kính lớn nhất.

+ Chiều cau quả: Cũng giống như đường kính quả, chiều cao quả của các công thức tăng mạnh nhất giai đoạn 2 tuần đầu lúc này quả còn nhỏ. Bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi chiều cao quả vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ giảm.

Có thể thấy, CT1 và CT5 cho kích thước quả là lớn nhất (tính đến tuần thứ 7 theo dõi), sau đó là CT2 và CT4 và thấp nhất là CT3. Như vậy, để đảm bảo sự đồng đều giữa các quả và sinh trưởng

Một phần của tài liệu “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa và đậu quả cây bưởi Diễn tại Lục Ngạn- Bắc Giang”. (Trang 42)