Ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ trong giai đoạn ra hoa đến thời gian nở hoa của hoa lily

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 53 - 58)

15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày Thu hoạch Thời gian sau trồng

4.2.1. Ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ trong giai đoạn ra hoa đến thời gian nở hoa của hoa lily

gian nở hoa của hoa lily

Những năm gặp rét liên tục vào tháng giáp Tết, hoa lily phát triển chậm, có nguy cơ lệch Tết. Để khắc phục hiện tượng đó, có thể xử lý nhiệt độ cao bằng cách quây nilon và thắp đèn để nâng cao nhiệt độ cho hoa phát triển nhanh hơn.

Thí nghiệm được tiến hành với 3 mức nhiệt độ tác động khác nhau tùy thuộc vào số bóng đèn 100W/diện tích 2m2 có quây nilon. Chúng tôi đã kiểm tra nhiệt độ trong các công thức thí nghiệm như sau: Trong không gian 2m2 quây nilon thì 1 bóng đèn 100W làm tăng 10C; 2 bóng đèn tăng 30C và 3 bóng thì tăng 50C so với nhiệt độ không khí bên ngoàị Trong tháng 11, 12/2011 và tháng 1/2012 thời tiết nóng liên tục, nhiệt độ không khí từ 20 - 250C. Do vậy hiện tượng hoa nở chậm so với Tết là không xảy ra, ngược lại hoa nở sớm hơn so với Tết là phổ biến.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiến hành thí nghiệm thắp đèn tăng nhiệt độ để xem trong điều kiện này việc tăng nhiệt độ có mang lại hiệu quả rút ngắn thời gian nở hoa không.

Kết quả nghiên cứu được ghi nhận trong bảng 4.6, 4.7 và hình 4.9, 4.10.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tăng nhiệt độ trong thời gian ra hoa đến thời gian nở hoa của lily

Thời gian từ mọc đến...(ngày) Số bóng đèn 100W/2m2 Nụ đầu chuyển màu trắng vàng Nụ đầu tiên nở Các nụ đều nở CT1: Không xử lý 69,5 77,5 86,6 CT2: 1 bóng (+10C) 69,0 76,2 84,3 CT3: 2 bóng (+30C) 65,5 71,5 78,6 CT4: 3 bóng (+50C) 62,5 67,5 73,7 LSD 5% 1,14 1,03 CV % 5,1 6,6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nụ chuyển màu trắng vàng

Nụ đầu tiên nở Các nụ đều nở

CT1CT2 CT2 CT3 CT4

Hình 4.9. Ảnh hưởng của tăng nhiệt độ đến thời gian nở của hoa lily

Thời gian phát triển hoa (ngày)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46

Bảng 4.6 và hình 4.9 là kết quả ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ đến thời gian nở hoa của lily cho thấy:

- Các công thức thắp đèn, đặc biệt là thắp 2 và 3 bóng 100W đều có khả năng rút ngắn đáng kể thời gian qua các giai đoạn hình thành hoạ

Cụ thể là, thời gian từ hình thành nụ để nụ đầu chuyển màu trắng vàng ở công thức thắp 2 bóng đèn rút ngắn 4 ngày, thắp 3 bóng đèn rút ngắn được 7 ngàỵ Thời gian từ nụ đầu tiên nở rút ngắn 6 - 10 ngàỵ Còn thời gian từ hình thành nụ đến các nụ đều nở sẽ rút ngắn được 8 - 13 ngàỵ

Như vậy, tuy nhiệt độ không khí khá cao (20 - 250C) mà thắp đèn vẫn có kết quả rút ngắn thời gian hình thành hoa của lily đáng kể. Nếu gặp nhiệt độ thấp, chắc chắn hiệu quả sẽ rõ rệt hơn.

Trong thí nghiệm này, hiệu quả thắp 3 bóng đèn cũng đạt cao nhất, rút ngắn được khoảng 10 ngày thời gian phát triển hoạ Đây là một con số rất có ý nghĩa trong những năm gặp nhiệt độ thấp hoa phát triển chậm.

Nếu số bóng đèn trên 3 bóng thì chắc hiệu quả còn cao hơn. Ngược lại, nếu hoa phát triển quá nhanh thì chất lượng hoa sẽ giảm. Do đó phương án thắp 3 bóng đèn là có kết quả tốt nhất.

Việc tăng nhiệt độ trong giai đoạn hình thành hoa sẽ làm tăng cường độ hô hấp, tăng các hoạt động sinh lý, tăng quá trình sản sinh ethylen trong hoa và làm hoa phát triển nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc tăng nhiệt độ để rút ngắn thời gian hình thành hoa có ảnh hưởng đến chất lượng của hoa không?

Bảng 4.7 là kết quả theo dõi về chất lượng hoa lily khi tăng nhiệt độ trong thời kỳ phát triển của hoạ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tăng nhiệt độ trong thời gian ra hoa đến chất lượng hoa của lily

Số bóng đèn 100W/2m2 Số nụ hoa/cây Chiều dài nụ hoa (cm) Đường kính nụ hoa (cm) Độ bền hoa cắt(ngày) CT1: Không xử lý 4,1 17,6 3,5 10 CT2: 1 bóng (+10C) 4,2 17,2 3,4 9 CT3: 2 bóng (+30C) 4,0 17,0 3,2 8 CT4: 3 bóng (+50C) 4,1 16,8 3,0 8 LSD 5% 0,38 0,83 0,79 CV % 3,1 4,7 4,5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Chiều dài nụ (cm) Đường kính nụ (cm)

CT1CT2 CT2 CT3 CT4

Hình 4.10. Ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ đến đường kính và độ dài của nụ hoa lily trong thời gian ra hoa

Kích thước nụ (cm)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 48

Kết quả cho thấy:

- Việc tăng nhiệt độ không ảnh hưởng đến số nụ hoa vì số nụ đã hình thành từ trước (4,0 - 4,2 nụ).

- Kích thước hoa: Chiều dài và đường kính nụ có xu hướng giảm theo số bóng đèn thắp. Sở dĩ như vậy vì tốc độ hoa phát triển nhanh hơn nên kích thước cũng có giảm đi, nhưng không giảm nhiều lắm. Nếu xét về mặt chất lượng hoa thì coi như không giảm rõ rệt.

- Tuổi thọ hoa cắt: Tuổi thọ hoa cắt có xu hướng giảm 1 - 2 ngày tùy theo công thức. Nhưng sự giảm này cũng có thể chấp nhận được.

Điều quan trọng của thí nghiệm này là rút ngắn thời gian phát triển của hoa để khi thu sớm hơn kịp vào dịp Tết. Vì vậy nếu năm gặp nhiệt độ thấp vào thời gian giáp Tết thì nguy cơ làm hoa phát triển chậm. Nếu thời gian chậm khoảng 10 - 15 ngày thì có thể thắp đèn (3 bóng 100W/ 2m2) là có thể hoàn toàn khắc phục được, nhất là đối với hoa lily trồng chậụ Đây là biện pháp kỹ thuật rất đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho ngành sản xuất hoạ

Hình 4.11. Ảnh thí nghiệm dùng nilon quây kín và thắp đèn để điều chỉnh nhiệt độ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)