Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 36)

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1.Bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được tiến hành trên giống Belladonna, kích thước củ giống 18 – 20 cm, xử lý từ giai đoạn hình thành nụ đến nở hoa , gồm 4 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 5 m2. Được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

3.3.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của xử lý lạnh bổ sung giai đoạn nảy mầm đến sinh trưởng, phát triển và hình thành hoa (trồng 2 giai đoạn).

- Thí nghiệm tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Thí nghiệm được tiến hành trên giống lily Belladonna đã được xử lý xuân hóa, kích thước củ giống 18 - 20 cm với 4 công thức là:

+ CT1: Trồng ngay ra ruộng (đ/c) – Không xử lý bổ sung; + CT 2: Xử lý trong 10 ngày trước khi trồng;

+ CT 3: Xử lý trong 15 ngày trước khi trồng; + CT 4: Xử lý trong 20 ngày trước khi trồng.

- Cách xử lý mát như sau: dỡ củ giống ra xếp vào sọt nhựa, các củ cách nhau khoảng 2cm, lấp giá thể lên trên 10 cm so với mặt trên của củ, sau đó xếp các thùng vào trong kho lạnh, nhiệt độ để xử lý 12 - 130C. Bố trí xử lý để các củ giống ở các công thức được trồng, chăm sóc cùng một lúc.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28

3.3.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tăng nhiệt độ trong giai đoạn ra hoa đến thời gian nở hoa của lilỵ

Thí nghiệm được tiến hành như sau: + CT1: Không xử lý (đ/c);

+ CT2: Quây nilon + 1 bóng 100W/2m2 (Tăng 10C); + CT3: Quây nilon + 2 bóng 100W/2 m2 (Tăng 30C); + CT4: Quây nilon + 3 bóng 100W/2 m2 (Tăng 50C).

- Sử dụng bóng đèn tròn có công suất 100W, chiều cao bóng đèn so với ngọn cây là 50 cm. Thời gian xử lý từ khi xuất hiện nụ đến khi nở hoạ

- Thời gian tiến hành thí nghiệm: tháng 11/2011. - Địa điểm: tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

3.3.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp trong giai đoạn ra hoa đến thời gian nở hoa của lilỵ

Thí nghiệm được tiến hành như sau: + CT1: Không xử lý (đ/c);

+ CT2: Xử lý ở 200C; + CT3: Xử lý ở 150C; + CT4: Xử lý ở 100C.

- Các công thức có xử lý nhiệt độ được thực hiện trong nhà lạnh, chế độ chiếu sáng ngày/đêm là 12h/12h, độ ẩm 70 - 80% Thời gian xử lý từ khi xuất hiện nụ đến khi nở hoạ

- Thời gian tiến hành thí nghiệm: tháng 11/2011. - Địa điểm: tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

3.3.1.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của giai đoạn che sáng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành hoạ

Thí nghiệm được tiến hành như sau: + CT1: Không che (đ/c);

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

+ CT2: Che từ trồng đến nở hoa;

+ CT3: Che từ trồng đến bắt đầu xuất hiện nụ; + CT4: Che từ xuất hiện nụ đến nở hoạ

- Trong các công thức trên đều sử dụng loại lưới đen che giảm được 50% ánh sáng tự nhiên. Các biện pháp canh tác khác áp dụng theo quy trình kỹ thuật sản xuất hoa lily của Viện Nghiên cứu Rau quả.

- Thời gian tiến hành thí nghiệm: tháng 9/2011. - Địa điểm: tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

3.3.1.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển và hình thành hoạ

Thí nghiệm được tiến hành như sau: + CT1: Ánh sáng tự nhiên (đ/c);

+ CT2: Che 1 lớp lưới đen (giảm 30% ánh sáng ); + CT3: Che 1 lớp lưới đen (giảm 50% ánh sáng ); + CT4: Che 1 lớp lưới đen (giảm 70% ánh sáng ).

- Các công thức có che sáng được tiến hành che từ khi trồng đến nụ dài được 2cm. Các biện pháp canh tác khác áp dụng theo quy trình kỹ thuật sản xuất hoa lily của Viện Nghiên cứu Rau quả.

- Thời gian tiến hành thí nghiệm: tháng 10/2011. - Địa điểm: tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 36)