KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 42 - 47)

4.1. Ảnh hưởng của xử lý lạnh bổ sung trong giai đoạn nảy mầm đến sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lily Belladonna trưởng, phát triển và ra hoa của lily Belladonna

Củ giống lily khi nhập nội về đã qua giai đoạn xử lý lạnh (xuân hóa), nếu trồng ra đất thì có thể mọc mầm ngaỵ Tuy nhiên, các củ giống có kích cỡ lớn thì sau khi mọc mầm sẽ sinh trưởng rất nhanh và dễ bị bệnh cháy lá; đây là một loại bệnh sinh lý do mất cân bằng nước trong giai đoạn đầụ

Để khắc phục hiện tượng cháy lá thì trước khi trồng ra đất các củ giống cần tiếp tục để nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ thấp (10 - 150C) một thời gian.

Thời gian đó bao nhiêu lâu thì thích hợp?

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm này với thời gian xử lý nhiệt độ thấp (10 - 150C) trong kho lạnh là 10, 15, 20 ngày rồi đưa củ giống ra trồng trên đất.

Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây hoa lily được ghi nhận trong các bảng 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 và 4.5 và hình 4.1, 4.2, 4.3 và 4.4.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp bổ sung giai đoạn nảy mầm đến thời gian sinh trưởng

Thời gian từ khi trồng đến ... (ngày) Thời gian ở nhiệt độ

thấp trong giai đoạn

nảy mầm Mọc mầm Ra nụ Thu hoạch

CT1 (0 ngày) 8 37 84 CT2 (10 ngày) 6 36 76 CT3 (15 ngày) 6 36 76 CT4 (20 ngày) 6 35 74 LSD 5% 1,03 3,76 CV % 6,9 5,4

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Mọc mầm ra nụ Thu hoạch

Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4

Hình 4.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý lạnh bổ sung đến thời gian từ trồng đến thu hoạch

Số liệu bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy:

Việc xử lý nhiệt độ thấp bổ sung trong giai đoạn nảy mầm đã có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn của lily Belladonnạ Cụ thể là:

- Thời gian từ trồng đến mọc mầm:

Các công thức xử lý (10 ngày, 15 ngày, 20 ngày) trong kho lạnh có thời gian mọc mầm sớm hơn 2 ngày so với đối chứng (6 ngày so với 8 ngày). Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê.

- Thời gian từ trồng đến ra nụ:

Ở các công thức xử lý nhiệt độ thấp trong giai đoạn nảy mầm có thời gian từ trồng đến hình thành nụ rút ngắn hơn từ 1 - 2 ngày so với đối chứng.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch là tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của cây hoa lilỵ

Thời gian sinh trưởng(ngày)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

Các công thức xử lý nhiệt độ thấp có thời gian sinh trưởng rút ngắn đáng kể so với không xử lý. Thời gian sinh trưởng có thể rút ngắn từ 8 – 10 ngày so với không xử lý. Đây là một kết quả rất rõ rệt, có ý nghĩa thống kê ở tất cả các công thức xử lý so với đối chứng. Thời gian rút ngắn dài nhất là xử lý 20 ngày (10 ngày so với đối chứng), 2 công thức còn lại là 8 ngàỵ Sự sai khác giữa các công thức có thời gian xử lý khác nhau so với đối chứng đều có ý nghĩa thống kê.

Củ giống khi nhập nội đã qua xử lý xuân hóa, về nguyên tắc thì đã được phá ngủ và có thể nảy mầm ngay được. Tuy nhiên do thời gian xử lý ở Hà Lan và vận chuyển, bảo quản kéo dài khi đến Việt Nam nên hiệu quả của việc phá ngủ có thể bị gián đoạn, do vậy việc xử lý bổ sung thêm nhiệt độ thấp có thể là tác nhân kích hoạt một số gen tổng hợp các chất hooc môn sinh trưởng trong đó có Gibberellin. Tăng hàm lượng Gibberellin trong củ giống sẽ kích thích quá trình nảy mầm nhanh hơn, sinh trưởng nhanh hơn nên dẫn đến rút ngắn thời gian sinh trưởng của chúng.

Để tìm hiểu chi tiết về việc xử lý lạnh bổ sung đến chất lượng nảy mầm của củ hoa lilỵ Kết quả được thể hiện cụ thể trên bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của xử lý lạnh bổ sung trong giai đoạn nảy mầm đến sự nảy mầm của củ lily

Thời gian ở nhiệt độ thấp trong giai đoạn nảy mầm Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ củ bị thối (%) Chiều dài mầm lúc ban đầu(cm) Chiều dài mầm sau xử lý (cm) CT1 (0) 99,1 0.0 1,5 1,5 CT2 (10 ngày) 99,2 0.0 1,6 4,5 CT3 (15 ngày) 99,6 0.0 1,6 10 CT4 (20 ngày) 99,6 0.0 1,5 15 LSD 5% 1,49 1,03 CV % 4,8 6,7

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

Hình 4.2. Ảnh củ lily giống Belladonna xử lý trong kho lạnh

Theo đánh giá và theo dõi các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên đối với việc xử lý củ hoa lily là thời gian xử lý càng dài thì tỷ lệ mọc càng cao và mầm mọc càng dàị Nhằm tìm hiểu thực tế vấn đề này chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo dõi chất lượng của tỷ lệ nảy mầm của củ hoa lily theo thời gian từ không xử lý đến xử lý 10, 15 và 20 ngàỵ

Bảng 4.2 cho thấy:

Việc xử lý lạnh bổ sung với thời gian khác nhau đã có ảnh hưởng rõ đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của mầm trong thời gian nảy mầm.

- Tỷ lệ nảy mầm: tỷ lệ nảy mầm của củ giống lily đều đạt mức tối đa (trên 99%). Dù có xử lý lạnh bổ sung khác nhau thì củ giống đã được phá ngủ như nhau nên khi có điều kiện thuận lợi chúng đều nảy mầm cả.

- Tỷ lệ thối củ là không có vì củ giống nhập về là củ giống sạch, cấp nguyên chủng nên không có mầm bệnh hơn nữa chúng nảy mầm nhanh.

- Chiều dài mầm ban đầu là như nhau (1,5 - 1,6 cm) tức là điểm xuất phát của mầm giữa các công thức là như nhaụ

- Chiều dài mầm sau khi xử lý 0, 10, 15 và 20 ngày: Đây là điểm khác biệt giữa các công thức có thời gian xử lý khác nhaụ Tất cả các công thức

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

xử lý đều có thời gian sinh trưởng của mầm nhanh hơn nhiều so với đối chứng, tuy nhiên mức độ sinh trưởng rất khác nhaụ Nhìn chung, thời gian xử lý càng dài thì chiều dài mầm của cây dài hơn: xử lý 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày cho chiều dài mầm tương ứng là 4,5 cm, 10 cm và 15 cm (so với đối chứng là 1,5 cm).

Hình 4.3. Ảnh chiều dài mầm sau khi xử lý trong kho lạnh 10 ngày

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

Như vậy, xử lý lạnh bổ sung không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm, nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng của mầm. Sự sai khác giữa các công thức với nhau và so với đối chứng đều ở mức có ý nghĩa thống kê. Rõ ràng GA3 được tổng hợp mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp có ảnh hưởng kích thích sự sinh trưởng về chiều cao của mầm.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của xử lý lạnh bổ sung trong giai đoạn nảy mầm đến động thái tăng trưởng chiều cao thân (cm)

Chiều cao cây ở các thời điểm (ngày) Thời gian ở nhiệt độ

thấp trong giai đoạn nảy mầm 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày Thu hoạch CT1 (0 ngày) 8,5 40,4 57,6 70,7 93,7 CT2 (10 ngày) 10,2 41,2 59,3 77,2 94,0 CT3 (15 ngày) 13,6 41,1 62,5 82,4 94,1 CT4 (20 ngày) 15,4 43,5 68,6 85,2 95,2 LSD 5% 1,03 2,43 CV % 4,3 4,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)