Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 30 - 35)

Theo Overakker and Sibma, diện tích trồng hoa ở các địa phương của Việt Nam năm 2000 là Hà Nội 1000 ha, Hải Phòng 400 ha, Thành phố Hồ Chí Minh 800 ha, Đà Lạt 200 ha, Nam Định 390 ha, Vĩnh Phúc 300 ha, Quảng Ninh 70 ha, Hải Dương 60 ha, các tỉnh khác 280 ha [25]. Trong đó, lily mới được trồng để kinh doanh ở một số tỉnh, thành phố có nghề trồng hoa phát triển là Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sapạ.. tuy nhiên so với các chủng loại khác thì loại hoa này chiếm tỷ lệ còn khá nhỏ.

Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa phương khác trên cả nước (chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa), còn Hà Nội, SaPa, Hải Phòng, Sơn La, Yên Bái, Bắc Ninh, Quảng Ninh… chỉ mới được trồng 2 - 3 năm gần đây với diện tích còn rất nhỏ và mang tính chất thử nghiệm. Tình hình phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của đa số các loài hoa nói chung và cho hoa lily nói riêng, một phần do công tác đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoàị Tỉnh Lâm Đồng đã cho phép Công ty TNHH Agrivina - Dalat Hasfarm đầu tư 100% vốn vào thành phố Đà Lạt từ năm 1994 để phát triển các giống hoa có chất lượng cao bằng các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp. Trong số 20 ha trồng hoa của công ty, hoa lily đã được trồng với diện tích khoảng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22

4 ha, mỗi năm sản xuất 2 vụ, thu được khoảng 3 triệu bông phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩụ Tuy nhiên, công ty Hasrfam độc quyền và không chuyển giao kỹ thuật trồng trọt về hoa lily cho bất cứ một cơ sở nào trong nước, họ muốn chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trong nước và xuất khẩụ Đứng thứ 2 là Công ty TNHH Trang trại LANGBIANG, mỗi năm công ty này nhập từ 150 - 200 ngàn củ giống lily từ Hà Lan về trồng để thu hoa cắt cành [4].

Bảng 2.6. Diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam qua một số năm Đơn vị tính: m2 Năm Địa phương 2003 2004 2005 2006 Sơn La 3.000 5.000 15.000 30.000 Lào Cai 11.000 13.000 15.000 20.000 Yên Bái - 3.000 15.000 15.000 Quảng Ninh 5.000 11.000 14.000 15.000 Hà Nội 4.000 6.000 7.000 8.000 Bắc Ninh 2.000 3.000 6.000 7.000 Hà Nam - - 2.000 3.000 Hưng Yên - - 5.000 Thái Nguyên - - - 1.000 Tổng cộng 25.000 41.000 74.000 104.000

Nguồn: Đặng Văn Đông, 2007 [7] Như vậy, từ năm 2003, miền Bắc Việt Nam đã tiến hành sản xuất hoa lily cắt cành nhưng với quy mô còn nhỏ và đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm và thăm dò là chính, tổng diện tích trồng hoa lily năm 2003 mới chỉ đạt 2,5 ha và tập trung nhiều nhất ở vùng núi phía Bắc. Bước sang 2004, nhu cầu tiêu thụ hoa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23

lily ở nước ta ngày một tăng, nên diện tích sản xuất hoa lily đã vượt hơn hẳn so với năm trước, diện tích là 4,1 ha và mở rộng xuống vùng Đồng bằng. Đặc biệt trong các năm 2005 - 2006, diện tích sản xuất hoa lily đã tăng vượt bậc, từ 7,4 đến 10,4 ha và hầu như các tỉnh miền Bắc tỉnh nào cũng đều trồng hoa lily với một diện tích nhất định. Bên cạnh đó, việc nhập giống từ các nước (Trung Quốc, Đài Loan, Hà Lan...) cũng trở nên dễ dàng hơn nên thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân và các địa phương quan tâm đầu tư.Hiện nay, các giống hoa lily được ưa thích và trồng phổ biến ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng hầu hết được nhập trực tiếp từ Hà Lan, Đài Loan hoặc nhập qua Trung Quốc (các giống: Sorbonne, Tiber, Acapulco…và một số giống mới như Conca D’or, Belladonna, Curly, Manissạ...) Trong đó ở miền Bắc Việt Nam, giống hoa lily Belladonna (là giống được chúng tôi chọn là đối tượng nghiên cứu trong đề tài này) có diện tích trồng chiếm khoảng 85% diện tích trồng hoa lily của toàn vùng. Các nghiên cứu về chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác đối với lily giống Belladonna chỉ mới được thực hiện ở mức độ sơ khai, các kết quả nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và áp dụng ở quy mô còn nhỏ.

Ở Việt Nam, việc nhân giống bằng phương pháp tạo củ invitro đã được thực hiện thành công trên hoa loa kèn [8], [9], [10]. Bên cạnh đó các tác giả Hà Thị Thuý, Đỗ Năng Vịnh... [16] cũng đã nghiên cứu đến khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp trong ống nghiệm, tạo củ trực tiếp từ nách lá nhờ sử dụng chất điều hoà sinh trưởng, tuy nhiên những kết quả này còn đang tiếp tục nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất.

Năm 1998, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo [14] đã tiến hành nhân giống hoa lily bằng phương pháp invitro và trồng cây con được nhân giống bằng phương pháp invitro trên các giá thể khác nhaụ Các tác giả đã kết luận, loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng quyết định đến tỷ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

lệ sống khi đưa cây con ra từ ống nghiệm. Sử dụng giá thể là trấu hun kết hợp với phun dinh dưỡng và EM ở các công thức: trấu hun + phun dinh dưỡng, trấu hun + phun dinh dưỡng + EM, trấu hun + phun EM, tỏ ra thích hợp hơn các giá thể còn lạị Chất lượng cây cũng đạt cao nhất ở các công thức nàỵ

Dương Tấn Nhựt [30] đứng đầu nhóm các nhà khoa học của Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cùng với Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa nhân giống thành công cây hoa lily bằng kỹ thuật nuôi cấy bioreactor. Theo kỹ thuật này, tế bào mô của củ hoa lily sẽ được nuôi cấy trong bình thủy tinh, được thiết kế chuyên biệt và đặt trên máy lắc. Sau ba tháng nuôi cấy, tế bào mô sẽ ra rễ và tạo củ. Tiếp đó củ sẽ được nuôi cấy bằng kỹ thuật bioreactor. Từ một củ con ban đầu, sau ba tháng nuôi cấy có thể tạo ra 3 - 4 củ mớị Với bình nuôi cấy loại bioreactor có thể tích 20 lít, chỉ sau 1 - 2 tháng là có thể tạo ra 10.000 cây giống hoa lilỵ Kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học này cũng đã chỉ ra: cây con nuôi cấy bằng bioreactor có khả năng sống sót và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên lên đến 95%, nhờ đó loài hoa lily có được nguồn cây giống ổn định, chất lượng cây đồng đều với giá thành hạ. Thành công này của các nhà khoa học tuy chưa áp dụng vào thực tế sản xuất nhưng đó là một tín hiệu vui đến với những người trồng hoa.

Nguyễn Quang Thạch [13] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và GA3 đến chiều cao cây và số bông trên câỵ Kết quả cho thấy khi kéo dài thời gian chiếu sáng và phun GA3 nhiều lần lên cây hoa loa kèn trái vụ, có thể làm tăng chiều cao cây và tăng số bông trên câỵ

Các tác giả Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh [5], [6] đã tiến hành nhập tập đoàn 23 giống hoa lily của Hà Lan vào trồng thử nghiệm ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2002 – 2006. Kết quả đã chọn lọc được 2 giống là giống Sorbonne và Acapulco có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, 2 giống này đã được Hội đồng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25

khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tạm thời tháng 5/2006 và cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Giống Belladonna đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tạm thời tháng 4/2011 và cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Trần Duy Quý [11], [12] khi trồng khảo nghiệm 10 giống lily thơm và 10 giống lily không thơm nhập nội từ Hà Lan cho rằng có 2 giống lily thơm là Barbados, Almoata và 4 giống lily không thơm là Amazone, Avelino, Brunello, Gironde khá phù hợp với điều kiện Đà Lạt - Lâm Đồng.

Đào Thanh Vân [17] đã nghiên cứu đặc điểm của một số giống hoa lily tại Mẫu Sơn- Lạng Sơn. Kết quả cho thấy 3 giống StarFighter, Tiber và Siberia có khả năng sinh trưởng, phát triển khá trên đất Mẫu Sơn.

Đinh Ngọc Cầm [1] đã khảo nghiệm 3 giống hoa lily thơm vụ thu đông 2003- 2004 tại Sapạ Kết quả cho thấy giống Siberia, Sorbone, Tiber đều thể hiện được các đặc điểm của giống gốc, khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu của Sapạ

Nhìn chung các nghiên cứu về lily ở Việt Nam mới tập trung vào các nội dung khảo nghiệm tính thích ứng, nhân nhanh giống trong ống nghiệm, còn các nội dung về biện pháp kỹ thuật canh tác hầu như chưa được nghiên cứụ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa lily belladonna trồng tại gia lâm, hà nội (Trang 30 - 35)