Ngoài các nhân tố khách quan còn có rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cũng như tới toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp như:
1.3.1.1. Con người
Có thể nói con người luôn đóng vai trò quan trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện thì trình độ quản lý, năng lực chuyên môn cũng như việc ra những quyết định sáng suốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt.
1.3.1.2. Việc xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh
Các chiến lược và phương án kinh doanh phải được xác định trên cơ sở tiếp cận thị trường cũng như phải có sự phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị trường, đồng thời hạ giá thành thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại.
28
1.3.1.3. Mối quan hệ của doanh nghiệp
Mối quan hệ của doanh nghiệp được thể hiện ở hai phương diện, đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Mối quan hệ của doanh nghiệp là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm… qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng thì sản phẩm tiêu thụ nhanh và dễ dàng hơn. Mặt khác, quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp tót thì nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ được cung ứng kịp thời, đẩy nhanh tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, tránh được tình trạng ngừng hoạt động do thiếu nguyên nhiên vật liệu, làm giảm những chi phí không cần thiết.
1.3.1.4. Năng lực quản lý vốn lưu động
Quản lý vốn lưu động một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung như: quản lý tiền mặt, quản lý hàng tồn kho và quản lý các khoản phải thu. Quản lý tiền mặt bao gồm việc xác định số dư tiền mặt mực tiêu, hoạch định ngân sách tiền mặt và đầu tư tiền nhàn rỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm vào nguyên vật liệu, hàng hoá đi vào, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị giám đoạn, hiệu quả kém. Và cuối cùng quản lý các khoản phải thu tức là đi xây dựng những chính sách tín dụng dành cho những khách hàng riêng biệt nhằm tận dụng những ưu điểm của chính sách và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động là 2 vấn đề không thể tách rời nhau, nếu quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao và ngược lại. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp phải quản lý vốn lưu động một cách khoa học, có hiệu quả.