Tình hình sử dụng BTVL để phát triển tư duy cho học sinh hiện nay

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Dao động cơ lớp 12 nâng cao nhằm phát triển tư duy của học sinh (Trang 28 - 30)

Thực tiễn cho thấy BTVL không chỉ có tác dụng ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn có tác dụng để phát triển kiến thức, phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng BTVL như là một phương pháp dạy học hiệu quả thì chưa được chú ý đúng mức.

- BTVL theo nghĩa rộng để vận dụng khi giải bài mới chưa được nghiên cứu vận dụng.

- GV và HS hầu hết đều quan tâm đến kết quả của bài toán nhiều hơn quá trình giải toán. Tất nhiên, trong quá trình giải các thao tác tư duy được vận dụng, các kĩ năng suy luận, kĩ năng tính toán được rèn luyện. Thế nhưng, nếu chú ý rèn tư duy cho HS trong quá trình giải thì việc giải để đi đến đáp số của các bài toán sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

- Từ việc nắm kiến thức trong khi nghiên cứu bài mới không vững chắc, thời gian dành cho luyện tập ít, không có điều kiện phân tích, mổ xẻ bài toán thật chi tiết, để

Hoạt động giải BTVL

Nghiên cứu đề bài

Xây dựng tiến

trình luận giải Giải Kiểm tra

Phân tích Tổng hợp, So sánh Khái Trừu tượng Quan Trí Tưởng phê phán quát hóa sát nhớ tượng

Tư duy phát triển

hiểu cặn kẽ từng chữ, từng câu, từng điều kiện, từng khái niệm, những kiến thức nào được vận dụng, những cách giải nào có liên quan. Trong mọi trường hợp luôn luôn đặt câu hỏi "Tại sao ?", phải lý giải và lý giải được, không được bỏ qua một chi tiết nào dù là nhỏ đến đâu đi nữa. Nếu làm được thì kĩ năng suy luận logic, các thao tác tư duy, tổng hợp, khái quát hóa mới thường xuyên được rèn luyện và phát triển.

- Đối với cách dạy thông thường thì chỉ cần tổ chức cho HS hoạt động tìm ra đáp số của bài toán. Để phát triển tư duy và rèn trí thông minh cho HS thì làm như thế là chưa đủ, mà phải cho HS trả lời các câu hỏi sau: Thông qua bài này lĩnh hội được nhưng kiến thức gì cho mình ? Các "bẫy" đặt ra trong bài toán nhằm phát triển các thao tác tư duy gì ? Nếu thay đổi hoặc bớt một số dữ kiện thì bài toán có giải được không ? Ngoài cách giải trên còn có những cách nào khác ngắn gọn và hay hơn nữa không ? … Chỉ khi nào làm được những điều trên thì HS mới hiểu hết tác dụng của từng bài toán.

- Khi giải bài toán, cần tổ chức cho mọi đối tượng HS cùng tham gia tranh luận. Khi nói lên được một ý hay, giải bài toán đúng, với phương pháp hay sẽ tạo ra cho HS niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy, nỗ lực suy nghĩ tìm ra cách giải hay hơn thế nữa.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Dao động cơ lớp 12 nâng cao nhằm phát triển tư duy của học sinh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w