Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Dao động cơ lớp 12 nâng cao nhằm phát triển tư duy của học sinh (Trang 70)

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.6.Phân tích kết quả thực nghiệm

Ta có bảng số liệu sau: Bảng 1c: Các thông số thống kê

3.6.Phân tích kết quả thực nghiệm

Sau khi xử lý kết quả của các bài kiểm tra bằng phương pháp toán học thống kê cho thấy :

- Các đường luỹ tích của các lớp TN đều nằm ở bên phải và ở phía dưới các đường luỹ tích của các lớp ĐC, điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của HS các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

- Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình của các lớp ĐC cao hơn lớp TN, còn tỉ lệ % HS khá và giỏi của lớp TN cao hơn của các lớp ĐC .

- Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp TN cao hơn của lớp ĐC .

- Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN đồng đều hơn.

- Với mức ý nghĩa α = 0,01 ta có các đại lượng kiểm định t > tα,f qua từng bài kiểm tra cho thấy có thể khẳng định sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý nghĩa, phương pháp mới có hiệu quả hơn phương pháp cũ .

* Nhận xét:

Từ kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp, trao đổi với GV và HS, xem vở bài tập, …cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

+ Sử dụng BTVL một cách có hiệu quả, thông qua việc lựa chọn và tổ chức để HS tìm ra cách giải BT, sẽ giúp HS thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, điều đó cho thấy chính người sử dụng bài toán mới làm cho bài toán có ý nghĩa thật sự.

+ Thông qua xây dựng tiến trình luận giải giúp cho HS biết phải bắt đầu giải bài toán từ đâu, kịp thời bổ sung những lỗ hổng kiến thức, hiểu được từng từ, từng câu, từng khái niệm của bài toán, giúp HS vượt qua được những chướng ngại nhận thức.

+ HS ở khối lớp TN không chỉ phát triển được năng lực tư duy nhanh nhạy, sáng tạo mà còn rèn được cả cách nói và trình bày lập luận của mình một cách logic, chính xác; khả năng độc lập suy nghĩ được nâng cao dần bằng một chuỗi các câu hỏi dẫn dắt logic từ yêu câu đến điều kiện.

+ Với HS các lớp ĐC gặp khó khăn trong việc xác định nhanh hướng giải bài toán, hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống để giải vừa mất thời gian mà nhiều bài gặp bế tắc không thể giải được.

hoạt, mềm dẻo hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề, bài toán dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản.

+ Như vậy phương án TN đã nâng cao được năng lực tư duy của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã học vào những bài toán là những tình huống mới, biết nhận ra cái sai của bài toán và bước đầu xây dựng những bài toán nhỏ góp phần phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, gây được không khí hào hứng trong quá trình nhận thức.

Kết luận chương 3

Hệ thống bài tập và 02 giáo án bài tập mà chúng tôi đã xây dựng được sử dụng vào dạy học thử nghiệm ở trường phổ thông. Ngoài những bài tập đã được dạy học trên lớp, số bài tập còn lại chúng tôi đã giao cho HS ở lớp thực nghiệm tự lực giải ở nhà trong quá trình dạy học chương Dao động cơ.

Mặc dù do điều kiện TNSP trong diện hẹp, nhưng bước đầu cho thấy:

HS lớp TN yêu thích nội dung các bài tập mà chúng tôi đã soạn thảo. Các bài tập phù hợp với nội dung chương trình, sách giáo khoa vật lý lớp 12 theo chương trình nâng cao.

Kết quả TNSP cho những số liệu cụ thể về mặt định tính và định lượng; bước đầu khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài là có tính khả thi, giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương Dao động cơ lớp 12 nâng cao nhằm phát triển tư duy của học sinh (Trang 70)