10. Kết cấu luận văn
3.3 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ ngƣời thừa hành
Việc nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ hành chính công phụ thuộc trực tiếp vào năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan HCNN cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, năng lực và đạo đức của đội ngũ này, một mặt gắn liền với nỗ lực cá nhân của mỗi ngƣời; song mặt khác rất quan trọng phụ thuộc vào việc cơ quan đó tạo điều kiện, bồi dƣỡng và phát huy vai trò của các cá nhân trong cơ quan nhƣ thế nào. Các giải pháp quan trọng bao gồm:
Cải tiến công tác cán bộ, bao gồm việc tuyển dụng, sử dụng và đào tạo cán bộ công chức. Cụ thể là:
- Lựa chọn những ngƣời vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan đến dịch vụ công theo yêu cầu của khách hàng, bảo đảm tính chính xác và nhanh chóng của các hoạt động này.
- Bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi ngƣời nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Ngƣời quản lý cấp trung gian cần có các biện pháp kiểm tra chất lƣợng hoạt động của từng CBCC thực thi, kịp thời phát hiện và uốn nắn các sai sót, động viên, khuyến khích đối với những kết quả tốt trong công việc.
- Tiến hành đánh giá công chức định kỳ về chuyên môn, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công chức để bảo đảm ghi nhận đúng đắn công lao đóng góp của mỗi ngƣời. Ngƣời thủ trƣởng từng cơ quan cần tiến hành đánh giá định kỳ phối hợp với sự kiểm tra thƣờng xuyên hoặc đột xuất đối với công việc của từng CBCC.
- Quan tâm cử công chức đi học bồi dƣỡng cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến công việc. Có các biện pháp hƣớng dẫn, bồi dƣỡng tại chỗ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các công chức trẻ dƣới hình thức trao đổi, báo cáo, kèm cặp…
- Yêu cầu và tạo điều kiện cho công chức tiếp cận và nắm bắt kịp thời các quy định, nghiệp vụ và kỹ năng mới phục vụ cho công việc, nhất là việc sử dụng máy tính, phần mềm ứng dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu mới về chuyên môn.
- Xây dựng các chƣơng trình đào tạo cho công chức viên chức từ mức cơ bản đến nâng cao, bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo mở rộng và liên hoàn theo sự phân chia của một số quốc gia.
Khuyến khích sự tham gia của công chức vào hoạt động quản lý, tăng cƣờng ủy quyền và trách nhiệm cá nhân
Cơ quan cần thƣờng xuyên khuyến khích và phát huy các sáng kiến của công chức trong cải tiến chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng và phổ biến rộng các
sáng kiến hay nhƣ sử dụng Hệ thống kiến nghị SS (suggestion scheme). Để tăng cƣờng sự tham gia và tính chủ động của công chức, các cơ quan cần tạo cho cán bộ công chức một phạm vi hoạt động tƣơng đối độc lập trong công việc của mình và đánh giá họ dựa trên cơ sở kết quả cuối cùng. Thay vì nhiều công chức khác nhau cùng tham gia xử lý một bộ hồ sơ, nên giao cho mỗi công chức theo dõi và xử lý trọn gói công việc đó. Cách làm này có tác dụng: Tạo cho công chức có sự chủ động lớn hơn trong công việc; mở rộng phạm vi hoạt động của công chức, làm cho mỗi ngƣời có thể thực hiện nhiều công đoạn khác nhau chứ không bị giới hạn trong một khâu nhất định; nâng cao tính trách nhiệm của mỗi công chức đối với kết quả cuối cùng; dễ xác định kết quả hoạt động của mỗi ngƣời căn cứ vào số lƣợng công việc mà ngƣời đó đã xử lý; dễ kiểm tra đánh giá việc thực hiện của mỗi công chức trên cơ sở chất lƣợng tổng thể của từng sản phẩm làm ra.
Bên cạnh các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ công chức, cơ quan phải tạo ra một môi trƣờng khuyến khích phát huy năng lực và phẩm chất của mình. Cơ quan cần quan tâm đến những giải pháp sau:
- Có các khuyến khích thỏa đáng đối với công chức về mặt vật chất và tinh thần theo công lao đóng góp của họ.
- Tạo cho công chức sự tự chủ trong công việc và khả năng ứng xử trƣớc những tình huống xảy ra.
- Đề cao giá trị đạo đức của ngƣời công chức.
- Tạo môi trƣờng làm việc đoàn kết, tin tƣởng, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau. - Tạo sự bình đẳng trong đối xử với công chức.
- Tạo điều kiện làm việc đầy đủ và tốt nhất có thể đƣợc cho công chức.