Tự đánh giá thiết kế thể nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (sách giáo khoa ngữ (Trang 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.6 Tự đánh giá thiết kế thể nghiệm

- Về hoạt động của giáo viên và học sinh: Bài thiết kế nhìn chung đảm bảo tốt yêu cầu về các hoạt động của giáo viên học sinh, đặc biệt là việc kết hợp các hoạt động trong đó nhấn mạnh hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nhằm rèn luyện tư duy văn học cho học sinh. Bài thiết kế đã đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy tác phẩm văn chương. Học sinh hứng thú học tập.

- Về yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ: Bài thiết kế đảm bảo yêu cầu về kiến thức kĩ năng, thái độ đặc biệt khắc sâu kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong việc tìm hiểu tác phẩm.

- Về tính khả thi: Nhìn chung giáo án thể nghiệm đã được soạn khá rõ ràng và cụ thể bởi vậy việc dạy học thể nghiệm sẽ không phải là vấn đề quá khó khăn. Khi giáo viên nắm vững được mục đích, nội dung và yêu cầu của giáo án thể nghiệm dựa trên cơ sở là tinh thần của đề tài luận văn thì công việc giảng dạy sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi. Và với cách soạn nhấn mạnh vào hoạt động liên tưởng, tưởng tượng học sinh sẽ có hứng thú học tập và việc tiếp nhận bài học của học sinh sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

3.2. Thể nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của thể nghiệm sư phạm

Muốn đánh giá được hiệu quả của một giáo án thể nghiệm thì giáo án đó phải được đem ra thực dạy trong nhà trường. Từ đó thể nghiệm là một khâu không thể thiếu và rất quan trọng để chúng tôi kiểm tra tính khả thi của việc thiết kế giáo án theo hướng nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra qua việc thể nghiệm chúng tôi sẽ có điều kiện để sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện quá trình rèn luyện tư duy cho học sinh bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng.

3.2.2. Đối tượng và địa bàn thể nghiệm

3.2.2.1.Đối tượng thể nghiệm

Tác phẩm "Chí Phèo" nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, tập 1. Chúng tôi chọn đối tượng thể nghiệm của đề tài nghiên cứu là học sinh lớp

11 ban Cơ Bản.

3.2.2.2. Địa bàn thể nghiệm

Khi thực hiện đề tài, chúng tôi luôn muốn triển khai thể nghiệm trên nhiều địa bàn khác nhau để kết quả thể nghiệm thu được mang tính khả quan, có độ chính xác và sự khái quát cao nhất có thể. Song do điều kiện thời gian không cho phép nên trong tháng 10 năm 2010, chúng tôi chỉ có thể thực hiện thể nghiệm tại Trường THPT Cộng Hiền- huyện Vĩnh Bảo- Thành phố Hải Phòng và trường THPTVĩnh Bảo- huyện Vĩnh Bảo-Thành phố Hải Phòng. - Lớp 11 B9 Trường THPT Cộng Hiền với sĩ số 40 học sinh và giáo viên dạy thể nghiệm là Nguyễn Thị Hương.

- Lớp 11 B13 Trường THPT Vĩnh Bảo với sĩ số 45 học sinh và giáo viên dạy thử nghiệm là Trần Thị Trang Nhung.

3.3.3. Phương pháp tiến hành thể nghiệm

Các tiết dạy thể nghiệm được tiến hành hết sức nghiêm túc. Mỗi tiết dạy được tiến hành thông qua các thao tác sau:

Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy để họ nắm rõ mục đích, ý nghĩa và cách thức tiến hành trong giờ dạy.

Đưa giáo án thể nghiệm cho các giáo viên nghiên cứu trước. Trao đổi và tiếp thu ý kiến từ phía các giáo viên một cách tích cực để hoàn thiện hơn nữa bản thiết kế giáo án thể nghiệm.

Tiến hành dự giảng để trực tiếp theo dõi quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học ở trên lớp.

Sau mỗi bài dạy chúng tôi đều kiểm tra kết quả tiếp nhận việc nắm tác phẩm của học sinh đặc biệt là việc học sinh có hứng thú với những câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng được sử dụng trong quá trình dạy học hay không? Thông qua bài học, học sinh có tiến bộ hơn trong việc rèn luyện tư duy văn học cho bản thân hay không? Để thu được kết quả này chúng tôi sử dụng phiếu điều tra và việc kiểm tra vở ghi học sinh.

Cuối cùng chúng tôi gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên thực hiện giờ dạy về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy giáo án thể nghiệm.

3.3.4. Nội dung thể nghiệm

Thể nghiệm 2 tiết dạy học tác phẩm "Chí Phèo" dựa vào giáo án thể nghiệm chú trọng việc rèn luyện tư duy văn học cho học sinh bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng.

3.3.5. Đánh giá kết quả thể nghiệm

3.3.5.1.Mục đích đánh giá.

Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thể nghiệm sau khi tiến hành dạy thử nghiệm để thấy hiệu quả của việc dạy học tác phẩm " Chí Phèo" theo hướng rèn luyện tư duy cho học sinh bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng.

Đánh giá tác dụng và tính khả thi của giáo án thể nghiệm

Chúng tôi đánh giá tư duy văn học của học sinh thông qua sự tổng hợp kết quả học sinh trả lời các câu hỏi đặc biệt là câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong giờ học cùng bài kiểm tra viết và phiếu điều tra.

3.3.5.3. Nội dung đánh giá

Đánh giá kết quả rèn luyện tư duy văn học của học sinh sau giờ học.

3.3.5.4. Kết quả dạy thể nghiệm.

STT Lớp Số học sinh

Số học sinh có tư duy văn học trung bình trở lên

Số học sinh có tư duy văn học yếu, kém

Số HS Tỉ lệ% Số HS Tỉ lệ%

1 B9 40 30 75% 10 25%

2 B13 45 34 76% 11 24%

3.3.6. Kết luận chung về quá trình thể nghiệm

Tác phẩm " Chí Phèo" được phân bố với thời gian 2 tiết học. Khi xây dựng giáo án thể nghiệm chúng tôi đã cố gắng bám sát với nội dung yêu cầu nghiên cứu của đề tài.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện giáo án chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp sao cho giáo án có tính khả thi cao nhất. Song do thời lượng giờ học còn hạn chế và địa bàn thể nghiệm vẫn còn hạn hẹp nên chúng tôi chưa thể khẳng định sự thành công toàn diện của đề tài luận văn tốt nghiệp này.

Qua quá trình thể nghiệm và với những kết quả thể nghiệm thu được, chúng tôi tin đề tài mà chúng tôi thực hiện sẽ đem lại kết quả thực sự khả quan khi ứng dụng vào thực tế dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường.

Việc thiết kế giáo án theo hướng đổi mới trong cách đặt câu hỏi trong đó đặc biệt chú trọng đến câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng có thể còn gây nhiều bỡ ngỡ cho giáo viên và cả học sinh trong quá trình dạy thể nghiệm.

Song điều quan trọng là học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh bài học. Học sinh bước đầu được rèn luyện tư duy văn học và biết cách tiếp nhận tác phẩm văn chương theo đúng nghĩa của nó. Thông qua thể nghiệm giáo viên nhận thức được: học sinh dù ở trình độ nào cũng có tư duy văn học nếu mình tìm ra phương pháp dạy học tối ưu. Đó chính là thành công của việc thể nghiệm.

KẾT LUẬN

Với yêu cầu dạy học mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải chủ động tìm ra những phương án dạy học tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó việc rèn luyện tư duy học sinh bằng câu hỏi liên tưởng tưởng tượng là một trong những phương án dạy học tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn trong nhà trường. Ở đề tài luận văn này, chúng tôi đã trình bày về vai trò của câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương, đặc biệt là trong việc rèn luyện tư duy văn học cho học sinh; trình bày về đặc trưng, biểu hiện cơ bản của tư duy văn học; trình bày những khái niệm liên quan đến tư duy văn học, liên tưởng, tưởng tượng. Chúng tôi cũng chỉ ra các loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng sử dụng trong dạy học tác phẩm văn chương và những lưu ý khi sử dụng chúng trong quá trình dạy học.Đồng thời chúng tôi cũng đã nghiên cứu, khảo sát, điều tra về thực tế của tư duy văn học, khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh cũng như việc sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương. Đặc biệt việc thiết kế giáo án thể nghiệm hai tiết dạy học

" Chí Phèo" là minh chứng rõ ràng nhất trong việc sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng góp phần rèn luyện tư duy văn học cho học sinh. Như chúng ta đều biết, tác phẩm "Chí Phèo" được coi là kiệt tác của văn học Việt Nam, việc nghiên cứu, thiết kế giáo án được nhiều nhà sư phạm, giáo dục quan tâm. Học sinh lại có rất nhiều tài liệu tham khảo về tác phẩm này. Cho nên nếu chúng ta không tìm ra phương án dạy học vừa mới mẻ, vừa hợp lí thì vô tình chúng ta sẽ cày xới lại mảnh đất đã được chăm sóc kĩ. Điều này sẽ cản trở việc tiếp nhận văn học của học sinh. Học sinh sẽ nhàm chán, không có hứng thú trong giờ học. Mặt khác, chúng ta cần nhận thức được rằng" người đọc là người đồng sáng tạo cùng tác giả". Vì vậy, giáo viên phải có cách thức để học sinh tham gia vào việc khám phá tác phẩm theo cách suy nghĩ, theo cảm xúc, tình cảm của bản thân. Có như vậy một tác phẩm đã được đưa vào

chương trình khá lâu, được nhiều người nghiên cứu sẽ trở nên mới mẻ trong cách tư duy văn học của học sinh. Khi quyết định đưa tác phẩm "Chí Phèo"

vào phần thiết kế giáo án thể nghiệm cho đề tài luận văn, chúng tôi chủ yếu muốn nhấn mạnh đến các câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng sẽ kích thích hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh. Những câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng được sử dụng trong phần thiết kế giáo án thể nghiệm là những câu hỏi liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa không gian và thời gian nghệ thuật, giữa các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh điển hình; liên tưởng giữa các chi tiết nghệ thuật, giữa các tình huống nghệ thuật, giữa các điểm sáng thẩm mỹ cùng chiều, cùng bình diện với điểm sáng thẩm mỹ ngược chiều, khác bình diện; liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả; tưởng tượng về cuộc nói chuyện giữa học sinh và nhân vật; tưởng tượng về khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật trung tâm; tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm; tưởng tượng về tâm trạng nhân vật; tưởng tượng về khả năng kết thúc của tác phẩm; liên tưởng hiện thực xác định của tác phẩm trong quan hệ với hiện thực của đời sống xã hội; liên tưởng hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác.Và bằng cách đó, học sinh sẽ rèn luyện được tư duy văn học. Có thể hiệu quả rèn luyện tư duy văn học chưa thể thấy được ngay trong 2 tiết học nhưng thông qua 2 tiết học này học sinh có hứng thú học tập , phát hiện, cảm nhận được những điều mới mẻ từ tác phẩm. Từ đó học sinh tạo cho mình thói quen liên tưởng, tưởng tượng trong khi học tác phẩm văn chương. Giáo viên cũng thấy được hiệu quả dạy học từ việc thiết kế các câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương.Theo chúng tôi đó là một sự thành công lớn. Mục đích của đề tài luận văn này là đề xuất một cách thức góp phần rèn luyện tư duy văn học cho học sinh THPT bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao (SGK Ngữ văn 11

ban Cơ bản). Tuy nhiên việc rèn luyện tư duy văn học không phải chỉ dừng lại ở việc dùng cách thức đặt câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng mà nó còn được bổ trợ bởi nhiều biện pháp khác. Cũng như hiệu quả của một giờ dạy học không chỉ phụ thuộc vào việc thiết kế giáo án bởi dạy học là một nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên không chỉ là người thầy mà còn là một nghệ sĩ. Tác phẩm

" Chí Phèo" của Nam Cao vẫn là một kho báu quý giá ẩn chứa nhiều vấn đề cần khai thác, tìm hiểu với nhiều cách thiết kế và phương pháp dạy học khác nhau. Với khuôn khổ hạn hẹp của một luận văn tốt nghiệp, với kiến thức, năng lực, kinh nghiệm có hạn thì việc sai sót, hạn chế của luận văn là điều không thể trành khỏi. Do vậy chúng tôi chân thành mong đợi những ý kiến đánh giá, ý kiến xây dựng của các nhà nghiên cứu, các độc giả, các anh chị , các bạn đồng nghiệp. Những ý kiến xây dựng của mọi người sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan hơn đối với vấn đề khoa học đồng thời góp thêm những kinh nghiệm quý báu cho những lần nghiên cứu sau của chúng tôi được công phu và có giá trị khoa học cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Hoàng Anh. Luật Giáo dục năm 2005. Nxb Lao Động, 2005.

2.Vũ Quốc Anh cùng nhiều tác giả. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn. NXB Giáo Dục Việt Nam, 2010.

3. M.Arnauđôp.Tâm lý học sáng tạo văn học. Nxb Văn học, 1978.

4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Ngữ Văn. Nxb Giáo Dục, 2006.

5. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.

6. Nguyễn Hải Châu( chủ biên). Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 tập 1. Nxb Hà Nội, 2007.

7. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại. Nxb ĐHSP Hà Nội, 2005.

8. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo Dục Việt Nam, 2009.

9. Nguyễn Quang Cương. Câu hỏi và bài tập với việc dạy- học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Quốc gia Hà Nội, 2002.

10. M. Donalson. Hoạt động tư duy của trẻ em. Nxb Giáo Dục, 1996.

11. Phạm Minh Diệu( chủ biên). Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11 chương trình chuẩn. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.

12. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính Trị Quốc Gia, 2006.

13. Phạm Văn Đồng. Tuyển tập văn học. Nxb văn học, 1996.

14. Hà Minh Đức cùng các tác giả. Lí luận văn học. Nxb GD, 2007.

15. Hà Minh Đức- Lê Bá Hán. Cơ sở lí luận văn học, tập 2. Nxb ĐHTHCH, 1985.

17. Nguyễn Văn Đường ( chủ biên).Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11, tập 1.Nxb Hà Nội, 2006.

18. M.Gorki. Bàn về văn học( 2 tập). Nxb Văn học, Hà Nội, 1970.

19. Phạm Minh Hạc ( chủ biên). Tâm lí học, 2 tập. Nxb Giáo Dục, 1988-1989. 20. Đỗ Đức Hiểu ( chủ biên) .Từ điển văn học. Nxb Thế giới, 2004.

21. Nguyễn Trọng Hoàn.Tiếp cận văn học. Nxb Khoa học Xã Hội, 2002. 22. Nguyễn Trọng Hoàn(2003) "Phát triển năng lực đọc trong dạy học Ngữ Văn", Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số 7.

23. Nguyễn Trọng Hoàn. Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. Nxb Giáo Dục, 2003.

24. Nguyễn Trọng Hoàn . Hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ giảng văn. Tóm tắt luận án Giáo dục- chuyện ngành Phương pháp giảng dạy văn học, 1999.

25. Trần Bá Hoành( 1999) "Phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo viên", Tạp chí nghiên cứu Giáo Dục số 9

26. Lê Văn Hồng- Lê Ngọc Lan- Nguyễn Văn Trà. Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Đại Học Quốc Gia, 2001.

27. Bùi Văn Huệ. Giáo trình Tâm lí học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

28. Bùi Công Hùng(1987)" Liên tưởng thơ ca", Tạp chí văn học số 4.

29. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương. Nxb Giáo Dục, 2002.

30. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo Dục, 2003.

31. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, 2008.

32. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (sách giáo khoa ngữ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)