Các loại câu hỏi liên tưởng,tưởng tượng trong dạy học tác phẩm

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (sách giáo khoa ngữ (Trang 43 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Các loại câu hỏi liên tưởng,tưởng tượng trong dạy học tác phẩm

tố xuyên thấm suốt trong các quá trình liên tưởng, tưởng tượng và tư duy văn học là cảm xúc. Nói đến cảm xúc là nói tới mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, có liên quan tới sự thoả mãn hay không thoả mãn một nhu cầu, động cơ nào đó của con người. Nó có vai trò kích thích hay kìm hãm trong việc khơi dậy, duy trì hay kết thúc các quá trình tâm lý. Đối với quá trình cảm thụ, tiếp nhận văn học trong nhà trường cần phải thấy được điều này. Như vậy giữa liên tưởng, tưởng tượng và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi dạy học tác phẩm văn chương, giáo viên cần nắm được mối quan hệ giữa liên tưởng, tưởng tượng và tư duy.

1.2.2. Các loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương chương

Như trên chúng tôi đã trình bày, văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu, do tính phi vật thể của ngôn ngữ nên hình tượng văn học không thể tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc mà chỉ tác động gián tiếp thông qua liên tưởng, tưởng tượng." Giảng văn tự nó không đến được với học sinh mà phải tìm ra cung cách tác động vào tư duy văn học trong đó liên tưởng và tưởng tượng là những nhân tố cơ bản nhất để học sinh có khả năng nhạy bén năng động nhận ra những sáng tạo hình tượng trong tác phẩm và tạo ra những hình tượng của bản thân mình trong quá trình giảng văn. Quên trí tưởng tượng là "bỏ đói tư duy văn học, một nội dung nhạy cảm để bàn tiếp chất lượng giảng văn" [23, tr. 3-4]. Vậy cung cách tác động vào tư duy văn học của học sinh để trí liên tưởng, tưởng tượng được thể hiện là giáo viên trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương nhất thiết phải sử dụng câu hỏi liên

tưởng, tưởng tượng. Mặt khác câu hỏi liên tưởng tưởng tượng trong hệ thống các câu hỏi sáng tạo của quá trình giảng văn là những câu hỏi dựa trên: "Đặc trưng của tư duy văn học, hướng vào mục đích khai thác tính nghệ thuật của tác phẩm, tính lôgíc khoa học của kiến thức trên cơ sở phù hợp với khả năng tự phát triển của học sinh."[ 23, tr.160]. Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng còn nhằm mục đích: "Gợi mở, vận dụng trí nhớ, lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng học sinh vào hiện thực tâm lý của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học." [23, tr.160].Theo TS Nguyễn Trọng Hoàn:" Những liên tưởng và tưởng tượng thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi này sẽ là những sợi dây kết nối những chân trời kiến thức mà ở dạng đầy đủ nhất sẽ là hình tượng tác phẩm được tiếp nhận trọn vẹn cả ở tính sinh động nghệ thuật và tư tưởng thẩm mĩ."[23, tr.161] Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng góp phần: " Biến chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học, nghĩa là tạo điều kiện cho học sinh sống trong môi trường văn học, được nhận thức, đánh giá, nếm trải." Trên cơ sở tham khảo những cách thức liên tưởng, tưởng tượng trong câu hỏi liên tưởng tưởng tượng của TS Nguyễn Trọng Hoàn [ 23, tr 162],chúng tôi chia loại câu hỏi này thành hai dạng:

1.2.2.1.Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong nội bộ tác phẩm văn chương

- Câu hỏi liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa không gian và thời gian nghệ thuật, giữa các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh điển hình. Ví dụ câu hỏi "Ai đã tìm mọi cách hành hạ Tấm? Hãy chứng minh?", " Từ nhân vật viên quản ngục, em nghĩ gì về chốn lao tù?"

- Câu hỏi liên tưởng giữa các chi tiết nghệ thuật, giữa các tình huống nghệ thuật, giữa các điểm sáng thẩm mỹ cùng chiều, cùng bình diện với điểm sáng thẩm mỹ ngược chiều, khác bình diện. Ví dụ câu hỏi " Từ biểu tượng ánh sáng trong truyện Hai đứa trẻ còn gợi cho em liên tưởng tới biểu tượng nào khác? Ý nghĩa của hai biểu tượng này là gì ?"

- Câu hỏi liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả. Ví dụ câu hỏi " Giọng điệu của tác giả được biểu hiện trong hai câu thơ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn, người đến chốn lao xao? Từ giọng điệu đó em thấy thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm được bộc lộ như thế nào?" ; " Em hãy nhận xét văn phong của Thạch Lam trong truyện

Hai đứa trẻ? Văn phong ấy gợi cho em nghĩ gì về thái độ, tư tưởng của nhà văn trước cuộc sống người dân phố huyện nghèo?"

- Câu hỏi tưởng tượng về cuộc nói chuyện giữa học sinh và tác giả, giữa học sinh và nhân vật. Ví dụ " Sau khi học xong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, em muốn nói gì với nhân vật người đàn bà làng chài?"

- Câu hỏi tưởng tượng về khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật trung tâm. Ví dụ " Hình dung tiếp về cuộc sống của người đàn bà làng chài sau khi học xong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa?"

- Câu hỏi tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm. Ví dụ câu hỏi " Tưởng tượng tâm trạng của Thạch Lam khi viết Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ? "; "Hình dung bóng dáng nhà thơ ở đầu và cuối bài thơ Cảnh ngày hè? Hãy tả cho các bạn nghe?"

- Câu hỏi tưởng tượng về tâm trạng nhân vật. Ví dụ " Hình dung tâm trạng của viên quản ngục khi Huấn Cao quyết định cho chữ, khi Huấn Cao lên đoạn đầu đài?"

- Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng về điểm nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ câu hỏi" Hình dung về điểm nhìn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia? " Điểm nhìn nghệ thuật đó mang lại hiệu quả nghệ thuật gì cho tác phẩm?"

- Câu hỏi tưởng tượng nhan đề khác và về khả năng kết thúc của tác phẩm. Ví dụ câu hỏi " Thử đặt nhan đề khác cho truyện Chiếc thuyền ngoài xa?" ; " Tưởng tượng cách kết thúc khác của truyện cổ tích Tấm Cám?"

1.2.2.2. Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng ngoài tác phẩm Câu hỏi liên tưởng hiện thực xác định của tác phẩm trong quan hệ với hiện thực của đời sống xã hội. Ví dụ câu hỏi" Từ mối xung đột giữa Tấm và mẹ con dì ghẻ gợi cho em nghĩ tới mối xung đột nào của xã hội?"

- Câu hỏi liên tưởng hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác. Ví dụ khi dạy truyện cổ tích "Tấm Cám" , giáo viên có thể đặt câu hỏi " Từ sự bất hạnh của Tấm em liên tưởng tới nhân vật cổ tích nào?" Ngoài ra chúng ta có thể chia câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng thành hai loại là - Câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện: "Đòi hỏi thầy và trò tự xác định bức tranh nghệ thuật trong tâm hồn mình khi đọc tác phẩm hoặc khơi gợi trí tưởng tượng trong và sau khi đọc"( 8, tr. 44] Ví dụ " Trong suốt cuộc đời lão Hạc, giai đoạn nào gợi ở em ấn tượng mạnh nhất? Hãy minh hoạ bằng lời?"

- Câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái tạo: "Loại câu hỏi này đi vào những bức tranh nghệ thuật bộ phận, sắc sảo tinh tế, có tính chất phát hiện sáng tạo. Có thể gợi ý định hướng trong những chi tiết của cuộc đời nhân vật, những thời điểm mang nhiều thông tin và dụng ý nghệ thuật"( 8, tr. 45] Ví dụ " Hình dung như thế nào về cái chết của lão Hạc? Hãy tả lại? "

1.2.3.Những điều cần lưu ý khi giáo viên xây dựng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong việc rèn luyện tư duy học sinh. Tuy nhiên không phải bất kì tác phẩm văn chương nào cũng sử dụng được loại câu hỏi này. Mặt khác trong hệ thống câu hỏi giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương cũng không phải chỉ có loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng. Vì vậy việc xây

dựng loại câu hỏi này trong phần thiết kế giáo án là vô cùng quan trọng. Khi xây dựng loại câu hỏi này giáo viên cần lưu những vấn đề sau:

- Tìm hiểu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học, tìm hiểu phương pháp dạy học tác phẩm đó, tìm hiểu đối tượng học sinh trước khi thiết kế giáo án

- Khi thiết kế giáo án đến phần xây dựng câu hỏi, giáo viên cần suy nghĩ xem đối với từng đơn vị kiến thức trong bài dạy thì sử dụng loại câu hỏi nào, liệt kê những loại câu hỏi đó xem có loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng không? Sau đó giáo viên đối chiếu với các dạng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng chúng tôi đã trình bày ở trên xem có thể sử dụng loại câu hỏi nào cho thích hợp.

- Các câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng cần được xây dựng ở các mức độ dễ khó khác nhau.

- Các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng cần phải có mối quan hệ liên đới với các câu hỏi trong sách giáo khoa đã được học sinh chuẩn bị ở nhà.

- Cần phối kết hợp với các phương pháp dạy học khác. Giáo viên cần nhận thức được rằng việc sử dụng câu hỏi liên tưởng tưởng tượng chỉ là một trong số biện pháp nhằm rèn luyện tư duy học sinh.

- Việc xây dựng các câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng không thể tách biệt sự quan tâm thích đáng đến các phương diện tiếp nhận khác trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương mà trái lại- nó là một bộ phận cấu thành và xuyên thấm trong hệ thống các thao tác tiếp nhận như phân tích, so sánh, khái quát giá trị tác phẩm.

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (sách giáo khoa ngữ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)