Cách khắc phục

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (sách giáo khoa ngữ (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4.Cách khắc phục

Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo từ cả hai phía ( giáo viên và học sinh), lấy giá trị tác phẩm làm điểm xuất phát để hướng tới một mục đích. Giáo viên cần nhận thức được rằng: "Con đường và cách thức dạy học tác phẩm văn chương phản ánh những phương diện quan hệ hữu cơ của quá trình giáo dục. Bắt đầu từ việc lĩnh hội và thấm nhuần ý nghĩa, mục đích, định hướng... đến xác định nhiệm vụ cụ thể của yêu cầu dạy học trên cơ sở kiến thức cơ bản vè tác giả, tác phẩm cũng như kiến thức tâm lý, giáo dục học và khả năng sư phạm- giáo viên từng bước hình thành kế hoạch tổ chức quá trình chiếm lĩnh tri thức văn học cho học sinh." [ 23, tr. 89]. Cũng theo TS Nguyễn Trọng Hoàn: Antoine De La Garanderie- tiến sĩ triết học, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại trường đại học Tổng hợp Lyon II- một trong những nhà sư phạm Pháp nổi tiếng từ những năm 80 của thế kỷ XX đã nhận xét rằng: nếu hiểu được cách thức hoạt động trí óc của mỗi học sinh thì giáo viên hoàn toàn có thể giúp học sinh đó tiến bộ. Ông cũng cho rằng trong đời sống có bốn kiểu lớn của hoạt động trí tuệ thì kiểu thứ tư là kiểu của sự sáng tạo, tưởng tượng. Ông còn khẳng định " Tiếc là nhà trường không phải bao giờ cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển kiểu hoạt động trí óc này".[ 23, tr. 89-90] Như vậy có thể nói đối với nhà trường, nếu hoạt động tưởng tượng được khuyến khích và tăng cường thích đáng có thể sẽ thiết thực giúp ích cho sự sáng tạo trong công việc học tập của học sinh.

Nói như thế cũng có nghĩa muốn khắc phục được hạn chế từ thực tế trên phải xuất phất từ nhiều phía: từ bản thân học sinh, từ phía giáo viên và nhà trường.

Đối với học sinh:

+ Phải tự giác chuẩn bị bài ở nhà thông qua khâu đọc tác phẩm, đọc tư liệu tham khảo, tự mình soạn bài.

+ Trên lớp phải thực sự học, tích cực suy nghĩ.

+ Tích cực bồi dưỡng kiến thức, tư tưởng, tình cảm tích cực, trau dồi vốn biểu tượng, rèn luyện cảm xúc ngôn ngữ, biết cách tự bộc lộ, tự đánh giá bản thân.

+ Tập liên tưởng, tưởng tượng và có hứng thú khi giáo viên đặt câu hỏi liên tưởng, tưởng tưởng.

+ Ủng hộ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đối với giáo viên:

+ Nhận thức đầy đủ, đúng đắn, toàn diện về vấn đề rèn luyện tư duy văn học cho học sinh bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng.

+ Thay đổi tư duy, phương pháp dạy học kiểu truyền thụ một chiều. + Chịu khó, kiên trì từ việc chuẩn bị thiết kế giáo án đến khâu lên lớp. + Không làm hộ, nghĩ hộ, học sinh. Luôn tin tưởng học sinh có khả năng tư duy văn học bằng liên tưởng, tưởng tưởng.

+ Bồi dưỡng khả năng liên tưởng,tưởng tượng cho học sinh bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau.

+ Suy nghĩ, tìm tòi để biến ý tưởng thành hiện thực.

+ Tâm huyết, tích cực, hứng thú khi dạy học tác phẩm văn chương nhằm mục đích rèn luyện tư duy văn học cho học sinh bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng.

Chƣơng 3: THIẾT KẾ VÀ THỂ NGHIỆM DẠY HỌC TÁC PHẨM "CHÍ PHÈO" CỦA NAM CAO

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (sách giáo khoa ngữ (Trang 54 - 56)