* Để đánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông, tiến hành tính toán các số liệu thu được qua phương pháp thực nghiệm. Chọn ngẫu nhiên 60 học sinh của khối 11 trường THPT Nguyễn Trãi, chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 30 học sinh
- Nhóm đối chứng (A): lấy ngẫu nhiên 30 học sinh tập theo các bài tập thường được sử dụng trong giảng dạy
- Nhóm thực nghiệm (B): lấy ngẫu nhiên 30 học sinh và cho tập luyện theo bài tập đã lựa chọn
Trong quá trình thực nghiệm, đầu tiên là áp dụng các bài tập bổ trợ vào các giáo án; trong 6 giáo án thì 3 giáo án đầu sẽ tiến hành lồng ghép các bài tập bổ trợ để nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong tập luyện của học sinh; 3 giáo án sau sẽ tập luyện các kỹ thuật và sửa chữa động tác sai của học sinh.
Căn cứ nội dung chương trình giảng dạy thể dục của học sinh khối 11 để xây dựng lịch trình học cho học sinh nhóm thực nghiệm trong 6 tuần:
Bảng 3.12. Nội dung chương trình giảng dạy môn cầu lông
Tuần Tiết Nội dung giảng dạy
25 49-50
- Giới thiệu sơ lược về môn cầu lông
- Giới thiệu kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay
+ Giới thiệu các bài khởi động chung, khởi động chuyên môn
+ Giới thiệu kỹ thuật và các bài tập đánh cầu cao sâu thuận tay
26 51-52
- Ôn tập kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay + Ôn tập các bài tập bổ trợ; bài tập kỹ thuật
- Phân tíchh những lỗi kỹ thuật khi đánh cầu
27 52-53
- Giới thiệu kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay (tiếp theo) - Các bài tập bổ trợ
28 53-54
- Ôn tập kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay
- Giới thiệu kỹ thuật phát cầu; tư thế đứng; cách cầm vợt - Ôn các bài tập bổ trợ của kỹ thuật đảnh cầu cáo sâu
29 54-55
- Ôn tập kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay (tiếp theo) - Khắc phục những lỗi khởi động; lỗi kỹ thuật
30 55-56
- Ôn tập kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay - Tổng kết, rút kinh nghiệm
Bảng 3.13. Lịch trình giảng dạy trong 6 tuần môn cầu lông của học sinh nhóm thực nghiệm (nhóm B) Tuần I II III IV V VI Giáo án Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Kiểm tra ban đầu + + + + + + + + + + Kiểm tra kết thúc 2 + + 3 + + 4 + + 5 + + + 6 + + + 7 + + +
Trong đó:
- Nội dung bài tập 1: Bật nhảy hình chữ thập.
- Nội dung bài tập 2: Treo trái cầu trên không đứng tại chỗ thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu.
- Nội dung bài tập 3: Hai người cách cự ly 10m thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu qua lại
- Nội dung bài tập 4: Thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu vào ô vuông đã quy định
- Nội dung bài tập 5: Vừa di chuyển lên xuống, trái, phải thực hiện kỹ thuật động tác đánh cầu cao sâu
- Nội dung bài tập 6: Một người giao cầu và một người thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu qua lưới và đổi lại
- Nội dung bài tập 7: Thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu vào nhiều vị trí trên sân Tiến hành thực nghiệm bằng cách áp dụng các biện pháp sửa chữa cho nhóm học sinh thực nghiệm (B) và nhóm học sinh đối chứng (A) tập song song với nhau trong cùng điều kiện cơ sở vật chất, cùng thời gian 6 tuần, mỗi tuần 01 buổi, mỗi buổi 2 tiết.
3.2.3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và nhóm thực nghiệm (nhóm B)
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và nhóm thực nghiệm (nhóm B) (nA= 30, nB=30)
Thời điểm Trước thực nghiệm
Nhóm Nhóm đối chứng (A) Nhóm thực nghiệm (B)
Xếp loại Chỉ số
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
0,814 0,737 0,748 0,948 0,831 0,680 0,820 0,966 CV (%) 76,29 43,36 23,39 23,51 75,51 39,22 25,89 24,15 Tstudent Giỏi Khá TB Yếu 0,16 0,18 0,164 0,135 Tbang 1,960 P 0,05 Qua bảng 3.14 ta thấy:
Các chỉ tiêu X ở hai nhóm là không đồng đều, hệ số biến thiên CV (%)của tất cả các chỉ tiêu của hai nhóm đều lớn hơn 10%, như vậy các số liệu phân bố không tập trung quanh số trung bình
Kết quả xếp loại của test kiểm tra kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và nhóm thực nghiệm (nhóm B) tuy có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất thống kê (P=5%); trình độ tập luyện của 2 nhóm là tương đương nhau, vì vậy có thể khẳng định sơ bộ rằng việc phân chia hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là hoàn toàn khách quan; với kết quả ban đầu như vậy để áp dụng những bài tập đã lựa chọn cho nhóm thực nghiệm (nhóm B), còn nhóm đối chứng (A) tập theo những bài tập của chương trình đâò tạo của trường; kết quả được minh họa bởi biểu đồ sau (xếp loại theo chỉ số X ):
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Giỏi Khá TB Yếu Xếp loại Nhóm ĐC Nhóm TN
Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra của 2 nhóm đối chứng (nhóm A) và nhóm thực nghiệm (nhóm B) trước khi tiến hành áp dụng các bài tập