môn cầu lông
3.2.2.1. Cơ sở lý luận để đưa ra test kiểm tra kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông môn cầu lông
* Khái niệm về kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay là kỹ thuật cơ bản quan trọng nhất mà bất cứ đối tượng nào (mới học hoặc đã thành thạo) đều phải sử dụng. Theo thống kê chưa đầy đủ những người tập cầu lông (cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư) đều phải sử dụng 80% kỹ thuật này để phục vụ cho ý đồ của cuộc chơi.
* Các giai đoạn thực hiện kỹ thuật:
Giai đoạn 1: Xác định điểm rơi của cầu
Giai đoạn 2:Đặt chân trụ (thuận chân phải)
- Chân phải lui về sau một bước rộng bằng vai
- Mũi chân trái và phải hướng về trước, chếch về 1 góc 5 độ - Đầu gối khuỵu, toàn bộ trọng tâm dồn vào chân trụ
Gian đoạn 3: Tiếp xúc cầu
- Cánh tay phải đưa ra sau, theo đó khuỷu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ tay duỗi tự nhiên. Sau đó phối hợp dùng sức nhịp nhàng
của chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẫy cổ tay ra trước đánh cầu ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng.
Giai đoạn 4: kết thúc động tác
- Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc đó chân trái lùi ra sau, chân phải bước ra trước trọng tâm chuyển từ chân sau ra chân trước.
- Thực hiện các giai đoạn của động tác đánh cầu: Rút vợt; lăng vợt; tiếp xúc cầu; dừng cầu; về động tác chuẩn bị.
* Hình thức kiểm tra: học sinh thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay sao cho đánh trái cầu vào vị trí đã quy định trên sân. Mỗi người được thực hiện 10 lần.
* Chỉ tiêu đánh giá:
Chỉ tiêu Đánh giá xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu
10 8 6 4 0
- Giỏi: Đánh cầu chính xác vào vị trí quy định 8/10 quả - Khá: Đánh cầu chính xác vào vị trí quy định 6/10 quả - Trung bình: Đánh cầu vào vị trí quy định 4/10 quả - Yếu: Đánh cầu không vào vị trí
Người phục vụ Người thực hiện