Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông cho hoc sinh khối 11 trường THPT nguyễn trãi TP đà nẵng (Trang 43 - 47)

thành cho người học khái niệm về môn cầu lông, thành phần, tầm quan trọng và ý nghĩa của nó. Từ đó làm cho người học nhận thức ổn định và tổng quan toàn diện về môn cầu lông, cảm giác thích thú và đam mê, tích cực tham gia tập luyện.

3.1.5.2. Cơ sở vật chất

Trong tập luyện và thi đấu môn cầu lông thì cơ sở vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu cơ sở vật chất tốt đáp ứng được nhu cầu tập luyện của học sinh thì sẽ kích thích hứng thú, làm cho người học tích cực tham gia tập luyện từ đó sẽ thúc đẩy phong trào phát triển. Ngược lại, nếu sân bãi không đầy đủ và không đảm bảo chất lượng thì sẽ gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tập luyện dẫn đến việc các em không còn hứng thú và say mê tập luyện nữa.

3.1.5.3. Số lượng và trình độ của giáo viên chuyên môn cầu lông

Để phát triển phong trào TDTT nói chung và phong trào cầu lông nói riêng thì đội ngũ giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức tập luyện và thi đấu. Đội ngũ giáo viên chuyên môn là lực lượng cốt cán thúc đẩy sự phát triển của phong trào. Việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện các kỹ năng của các em phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của giáo viên. Nếu giáo viên có chuyên môn cao và phương pháp giảng dạy và huấn luyện tốt thì người tập sẽ nhanh chóng hình thành kỹ năng, kỹ xảo và nâng cao thành tích tập luyện, thi đấu cho học sinh.

3.1.6. Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông môn cầu lông

Qua phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo có liên quan, cơ sở lý luận của những sai lầm, cùng với sự trao đổi, phỏng vấn ý kiến của thầy, cô trong bộ môn và những người làm công tác chuyên môn về cầu lông đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện; đồng thời, qua quan sát thực tế giảng dạy tại các lớp 11/4,11/6,11/8,11/10 trường THPT Nguyễn Trãi, TP Đà Nẵng, chúng tôi đã nhận thấy

rõ những sai lầm thường mắc trong khi học kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông và nguyên nhân gây nên những sai lầm đó.

Kết quả của phương pháp quan sát sư phạm:

Đây là phương pháp tiến hành chủ yếu khi nghiên cứu để rút ra những sai lầm cơ bản nhất của học sinh. Trong quá trình thực hiện của học sinh, chúng tôi đã đứng gần người tập rồi quan sát thực hiện toàn bộ kỹ thuật động tác. Qua quan sát những buổi tập khác nhau trong khoảng thoài gian dài và dựa vào tài liệu liên quan, chúng tôi đã tìm ra được 7 sai lầm mà người tập thường mắc phải:

1. Điểm tiếp xúc cầu với mặt vợt 2. Khả năng phối hợp lực khi đánh cầu

3. Cánh tay không thẳng khi thực hiện động tác 4. Điểm đặt chân trụ

5. Chọn điểm rơi cầu không chính xác

6. Khả năng phối hợp các bước khi thực hiện 7. Cách cầm vợt không chính xác

Với 7 sai lầm mà người tập thường mắc phải. sau khi quan sát lần thứ nhất các giờ học của các lớp 11/4,11/6,11/8,11/10 trường THPT Nguyễn Trãi, Tp Đà Nẵng, chúng tôi đã xác định được những sai lầm mà người tập thường mắc phải nhất.

Bảng 3.6. Kết quả quan sát sư phạm lần 1 (Tính theo tỷ lệ %, n=150) Tên sai lầm Số người Quan sát 1 2 3 4 5 6 7 150 130 140 100 95 50 135 127 Tỷ lệ 87% 93% 67% 63% 33% 90% 85%

Kết quả ở trên cho ta thấy:

- Ở sai lầm 1 có 130 người tập mắc phải chiếm tỷ lệ 87% - Ở sai lầm 2 có 140 người tập mắc phải 93%

- Ở sai lầm 3 có 100 người tập mắc phải 67% - Ở sai lầm 4 có 95 người tập mắc phải 63% - Ở sai lầm 5 có 50 người tập mắc phải 33% - Ở sai lầm 6 có 135 người tập mắc phải 90% - Ở sai lầm 7 có 127 người tập mắc phải 85%

Sau đó chúng tôi tiến hành quan sát lần thứ 2 các giờ học của các lớp 11/4, 11/6, 11/8, 11/10 trường THPT Nguyễn Trãi - Tp Đà Nẵng, chúng tôi đã xác định được những sai lầm mà người tập thường mắc phải nhất.

Bảng 3.7. Kết quả quan sát sư phạm lần 2 (Tính theo tỷ lệ %, n=150) Tên sai lầm Số người Quan sát 1 2 3 4 5 6 7 150 128 135 120 100 45 140 125 Tỷ lệ 85% 90% 80% 67% 30% 93% 83%

Kết quả ở trên cho ta thấy:

- Ở sai lầm 1 có 128 người tập mắc phải chiếm tỷ lệ 85% - Ở sai lầm 2 có 135 người tập mắc phải 90%

- Ở sai lầm 3 có 120 người tập mắc phải 80% - Ở sai lầm 4 có 100 người tập mắc phải 67% - Ở sai lầm 5 có 45 người tập mắc phải 30% - Ở sai lầm 6 có 140 người tập mắc phải 93% - Ở sai lầm 7 có 125 người tập mắc phải 83%.

Bảng 3.8. So sánh kết quả của 2 lần quan sát sư phạm Tên sai lầm Số lần Quan sát 1 2 3 4 5 6 7 Quan sát lần 1 87% 93% 67% 63% 33% 90% 85% Quan sát lần 2 85% 90% 80% 67% 30% 93% 83%

Như vậy qua 2 lần quan sát và so sánh kết quả cho thấy sự trùng lặp giữa hai lần quan sát với những sai lầm 1,2,3,4,6,7 chiếm tỷ lệ người mắc nhiều hơn.

Kết quả của phương pháp phỏng vấn:

Để đạt được tính khách quan hơn chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên của trường THPT Nguyễn Trãi, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thượng Hiền, Thái Phiên của thành phố Đà Nẵng. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng

Bảng 3.9. Kết quả phương pháp phỏng vấn (Tính theo tỷ lệ %, n=20) Tên sai lầm Số người phỏng vấn 1 2 3 4 5 6 7 20 17 20 15 15 7 18 17 Tỷ lệ % 85% 100% 75% 75% 35% 90% 85%

Kết quả ở bảng trên cho ta thấy:

- Ở sai lầm 1 có 17/20 người đồng ý chiếm tỷ lệ 85% - Ở sai lầm 2 có 20/20 người đồng ý chiếm tỷ lệ 100% - Ở sai lầm 3 có 15/20 người đồng ý chiếm tỷ lệ 75% - Ở sai lầm 4 có 15/20 người đồng ý chiếm tỷ lệ 75% - Ở sai lầm 5 có 7/20 người đồng ý chiếm tỷ lệ 35% - Ở sai lầm 6 có 18/20 người đồng ý chiếm tỷ lệ 90% - Ở sai lầm 1 có 17/20 người đồng ý chiếm tỷ lệ 85%

Qua phương pháp phỏng vấn chúng tôi thấy các sai lầm 1,2,3,4,6,7 chiếm tỷ lệ cao hơn, còn sai lầm 5 chiếm tỷ lệ ít hơn.

Nhận xét: Bằng phương pháp sư phạm và phương pháp phỏng vấn chúng tôi đã tìm ra được 7 sai lầm cơ bản, nhưng trong 7 sai lầm đó khi chúng tôi quan sát và phỏng vấn giáo viên các trường THPT thì thấy rằng các sai lầm 1,2,3,4,6,7 chiếm tỷ lệ cao hơn, còn sai lầm 5 chiếm tỳ lệ ít hơn. Từ đó có thể coi các sai lầm 1,2,3,4,6,7 là những sai lầm mà người tập mắc phải nhiều nhất. Trước tiên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó để rồi có những biện pháp thích hợp khắc phục và sửa chữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay môn cầu lông cho hoc sinh khối 11 trường THPT nguyễn trãi TP đà nẵng (Trang 43 - 47)