Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều sự quan tâm, ưu ái cho công tác tư pháp, quyền tư pháp, một mặt bằng tư pháp căn bản đã được xác lập để đưa toàn bộ nền tư pháp của đất nước vào đường ray chính quy, pháp quyền, dân chủ, hiện đại. Hoạt động tư pháp của đất nước đang tiến hành cuộc cải cách dưới sự chỉ đạo của Đảng. Công cuộc cải cách tư pháp có tầm chiến lược lâu dài, và đang được thực hiện từng bước, kết quả cho thấy rõ những mặt được và những mặt còn tồn tại cần khắc phục.
2.1. HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
2.1.1. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
Trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW mang tính chuyên đề về cải cách tư pháp, đã chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và phương hướng cải cách cho mỗi ngành. Nghị quyết 49-NQ/TW đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan tư pháp, trong đó nhấn mạnh: trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Trong tranh tụng, trung tâm là hoạt động xét xử, cần phải có những cải cách mạnh mẽ và trước tiên đối với cơ quan này. Vì vậy, tác giả sẽ nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án trước tiên để hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp với khâu trọng tâm là vấn đề về tòa án như Nghị quyết 49-NQ/TW đã nhấn mạnh.
2.1.1.1. Thành tựu trong hoạt động xét xử của Tòa án
Thực hiện các chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng về hoạt động tư pháp, trong đó trọng tâm là cải cách nền tư pháp nước nhà, ngành Tòa án
đã bám sát, quán triệt và triển khai tổ chức tốt yêu cầu, chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp. Trong thời gian qua ngành Tòa án đã đạt được nhiều thành tựu.
* Quán triệt và triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng và đạt được thành công trong đổi mới tổ chức bộ máy Tòa án.
Như đã trình bày trong phần tổ chức bộ máy tư pháp ở Việt Nam ở trên, từ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo, bộ máy tư pháp Việt Nam, trong đó có tổ chức bộ máy ngành Tòa án có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Với cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án như trên, trong những năm qua, Tòa án nhân dân đã góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý nhà nước, sắp xếp lại bộ máy qua các thời kỳ, hệ thống Tòa án nhân dân đạt được nhiều thành công trong đổi mới tổ chức bộ máy như:
Thứ nhất, từ chế độ bầu Thẩm phán sang chế độ bổ nhiệm Thẩm phán,
từ chỗ Chủ tịch Nước bổ nhiệm Thẩm phán từ cấp huyện đến Thẩm phán tối cao (từ năm 1992 đến năm 2002) thì nay việc bổ nhiệm Thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện. Theo Luật Tổ chức Tòa án năm 2002, việc bổ nhiệm thẩm phán đã thực hiện phân cấp như sau: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và miễn nhiệm, có
nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức; Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán để tránh tình trạng hình thức, quan liêu trong việc bổ nhiệm thẩm phán.
Thứ hai, từ việc Tòa án nhân dân tối cao thống nhất quản lý các Tòa án
địa phương sang việc Bộ Tư pháp quản lý Tòa án địa phương và hiện nay lại giao cho Tòa án nhân dân tối cao quản lý Tòa án địa phương về mặt tổ chức. Sự thay đổi này nhằm thực hiện đúng quy định của Nghị quyết 08-NQ/TW
năm 2002 là: "Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân địa
phương về tổ chức để bảo đảm gắn việc theo dõi, phân cấp bổ nhiệm thẩm phán theo hướng Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao" [11, tr. 5], vì vậy, cũng trong năm 2002, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân, trong đó Luật đã thể chế hóa quan điểm trên của Đảng rất rõ ràng. Trước đây, từ năm 1981 đến tháng 10/2002, Bộ trưởng Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ quản lý Tòa án địa phương về mặt tổ chức. Sự đổi mới lớn về mặt tổ chức này cho thấy sự hợp lý hơn. Vì thông qua công tác giám đốc việc xét xử, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, Tòa án nhân dân tối cao nắm vững được tình hình đội ngũ cán bộ của các Tòa án địa phương và Tòa án quân sự, nắm vững nhu cầu biên chế, kinh phí… đảm bảo cho các Tòa án nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Như vậy, việc giao cho Tòa án nhân dân tối cao quản lý cả về mặt tổ chức và chuyên môn đối với các Tòa án nhân dân địa phương đã tồn tại mối quan hệ không chỉ về mặt tố tụng mà cả về quan hệ hành chính, điều hành.
Thứ ba, trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tỉnh được thành lập thêm tòa chuyên trách như: Tòa kinh tế, Tòa hành chính, Tòa lao động nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, việc thi hành án dân sự được chuyển từ Tòa án sang Bộ Tư pháp
Nghị quyết 49-NQ/TW năm 2005 xác định nhiệm vụ của Tòa án trong
thời gian tới là: "tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ
thuộc vào đơn vị hành chính" [12, tr. 5]. Để triển khai thực hiện Nghị quyết,
Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành việc xây dựng các đề án, kế hoạch thuộc trách nhiệm được giao. Đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng một số đề án quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành như: Đề án thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân Tối cấp cao và đổi mới tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao đã được Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tổng hợp vào Đề án chung về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trình Bộ Chính trị thông qua vào tháng 7-2010. Một số đề án khác đang tiếp tục được nghiên cứu như: Đề án mở rộng nguồn, cải cách quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và tăng thời hạn bổ nhiệm Thẩm phán...
* Số lượng và chất lượng xét xử các vụ án từng bước được nâng lên
Quán triệt yêu cầu, chỉ đạo của Đảng về đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu trọng tâm, việc phán quyết của Tòa án chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng, trong thời gian qua, toàn ngành đã đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án; hạn chế tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm; giải quyết dứt điểm các vụ án lớn, trọng điểm. Số lượng, chất lượng giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình… được nâng lên.
Trong những năm gần đây, số lượng các loại vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án liên tục gia tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15% làm cho công việc của các Tòa án ngày càng quá tải:
Năm 2007 (số liệu tính từ 1/10/2006 đến 30/9/2007), tổng các loại vụ án mà Tòa án nhân dân các cấp thụ 1ý, xét xử là 256.647 vụ, tăng 23.806 vụ so với năm 2006, trong đó Tòa án cấp huyện thụ lý, xét xử sơ thẩm 204.563 vụ; Tòa án cấp tỉnh thụ lý xét xử 45.821 vụ (bao gồm sơ thẩm 18.683 vụ, phúc thẩm 26.739 vụ và giám đốc thẩm, tái thẩm 399 vụ); Tòa án nhân dân tối cao thụ lý,
xét xử 6.263 vụ (bao gồm phúc thẩm 5.747 vụ, giám đốc thẩm, tái thẩm 516 vụ) và xem xét, xử lý 10.999 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm [2].
"Năm 2008 toàn ngành thụ lý 273.162 vụ án các loại, giải quyết được
253.509 vụ (đạt tỷ lệ 93%). Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy là 1,1%, bị sửa là 3,8%" [41].
"Năm 2011, toàn ngành Tòa án nhân dân đã giải quyết được 299.309
vụ án các loại trong tổng số 326.268 vụ án đã thụ lý (đạt 92%); số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật" [43].
Công tác xét xử các vụ án hình sự
Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xét xử các vụ án hình sự, nhất là các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng; kết hợp tốt việc thực hiện công tác xét xử với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
"Năm 2011, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp đã giải
quyết, xét xử được 75.014 vụ án hình sự với 127.247 bị cáo, đạt 97%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 6.633 vụ với 12.259 bị cáo" [43]. Do các Tòa án tăng
cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nên không có vụ án hình sự nào để quá hạn luật định. Quá trình giải quyết các vụ án được thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình; phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa nên về cơ bản đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, như các vụ án về xâm phạm
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam"; vụ án Phạm Minh Hoàng với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Các vụ án về tham nhũng, điển hình là vụ án PMU18; vụ án Đặng Hữu Quý cùng đồng phạm vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Các vụ án về ma túy, điển hình là vụ án Dương Ngô Duy cùng đồng phạm, vụ án Nguyễn Quang Đan cùng đồng phạm và vụ án Nguyễn Thị Anh cùng đồng phạm, các bị cáo này đều phạm tội "Mua bán trái phép chất ma túy"… đã được Tòa án các cấp đưa ra xét xử nghiêm minh.
Công tác xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân-gia đình
Năm 2007, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm các vụ án dân sự được 93090 vụ, việc trong tổng số 105358 vụ việc, đạt 88,4%; vụ án hôn nhân và gia đình được 73174 vụ việc trong tổng số 77561 vụ việc, đạt 94,3%; năm 2008, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 88454 vụ việc trong tổng số 100539 vụ việc, đạt 88%; vụ án hôn nhân và gia đình được được 79143 vụ việc trong tổng số 83856 vụ việc, đạt 94,4%; trong năm 2009, Tòa án các cấp đã thụ lý các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình được 214.174 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc, đạt tỉ lệ 90,7% [42].
"Năm 2011, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử vụ việc
dân sự được 222.386 vụ việc, đạt 90%" [43].
Như vậy, mặc dù các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình có tăng qua các năm, nhưng đa phần đều được Tòa án giải quyết, xét xử, các vụ án còn tồn đọng chiếm số lượng không nhiều. Quá trình giải quyết, xét xử, các Tòa án tập trung khắc phục việc để các vụ án quá thời hạn xét xử và việc án tuyên không rõ ràng. Về cơ bản, các Tòa án đã thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án và thực sự quan tâm làm tốt công tác hòa
giải, nên tỷ lệ hòa giải thành chiếm 50% trong tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết.
Công tác giải quyết, xét xử các lĩnh vực khác
- Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương
mại, lao động và yêu cầu tuyên bố phá sản
Năm 2008, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại, tuyên bố phá sản được 5343/6034 vụ việc, đạt 88,5%; tranh chấp, yêu cầu về lao động được 1828/1907 vụ, việc đạt 96%; năm 2009, Tòa án nhân dân địa phương đã thụ lý 154 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; đã ra 135 quyết định mở thủ tục phá sản, 5 quyết định không mở thủ tục phá sản và trả lại đơn yêu cầu đối với 4 trường hợp; 10 trường hợp còn lại đang được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật [42].
- Đối với giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, năm 2011, "Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử được 1.790 vụ, đạt 77%" [43].
Với những kết quả đạt được, công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân đã góp phần có hiệu quả trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
* Mở rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân dân cấp huyện theo hướng
việc xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở tòa án cấp này. Tiếp sau đó,
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng chỉ rõ: Phân định lại thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho tòa án nhân dân cấp huyện. Thể chế hóa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng trong xây dựng pháp luật, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực
xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội xâm phạm an ninh