HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
2.2.1. Nguyên nhân của thành tựu
Trong những năm qua, hoạt động tư pháp của Việt nam có nhiều những thay đổi, tiến bộ, khoa học và hợp lý, có được như vậy là do các cơ quan tư pháp đã đi đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2.2.1.1. Các cơ quan tư pháp có sự nhận thức đúng đắn về yêu cầu của Đảng về nội dụng đổi mới hoạt động tư pháp trong từng thời kỳ
Công cuộc đổi mới hoạt động tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm qua bước đầu đã giành được những thành tựu đáng kể. Thực tiễn cuộc sống đang đòi hỏi phải có những sự thay đổi trong tư duy nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong công cuộc cải cách tư
pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì phương thức lãnh đạo áp đặt, bao biện, cứng nhắc hoàn toàn không thích hợp. Do vậy, cần phải đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung, với cơ quan tư pháp nói riêng cho phù hợp với tình hình mới và phát huy được hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các ngành.
Các cơ quan tư pháp ở Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Các cơ quan tư pháp đã nhận thức rõ trách nhiệm và quyền hạn trong các lĩnh vực hoạt động của mình; luôn tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án để thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng. Ban cán sự Đảng của các cơ quan tư pháp luôn đi sâu, đi sát, thường xuyên nghe báo cáo tình hình công việc để có những tổng kết và chỉ đạo đúng đắn. Công cuộc cải cách tư pháp còn gần chục năm để hoàn thiện theo các nghị quyết đã nêu trên, vì vậy, những đòi hỏi quá cao hay tuyệt đối trong hiệu quả hoạt động của ngành tư pháp tại thời điểm này là không thể. Trong nỗ lực hoàn thiện về tổ chức, hoạt động của mình, ngành tư pháp cần phải có bước đi vững chắc, hợp lý và khoa học để đạt được hiệu quả và đúng với chủ trương, đường lối của Đảng.
2.2.1.2. Do có sự quan tâm đặc biệt và sự chỉ đạo tích cực, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đảng đối với ngành tư pháp
Bộ Chính trị - cơ quan đại diện của Đảng, đã có sự quan tâm đặc biệt đối với nền tư pháp nước nhà. Trong những năm qua, Bộ Chính trị đã ra nhiều Nghị quyết, Ban Bí thư đã có nhiều Chỉ thị đối với hoạt động tư pháp cũng như cải cách tư pháp của đất nước. Sự chuyển biến trong quá trình nhận thức và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo ở cấp Trung ương có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi đây là nơi tập trung những vấn đề quan trọng và phức tạp nhất trong mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, việc đổi mới ở Trung ương sẽ tạo tiền đề cho việc đổi mới phương
thức lãnh đạo ở các cấp ủy đảng cấp dưới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và cụ thể là của các Ban Bí thư, Ban Cán sự ở các ngành tư pháp, nên trong những năm qua, hoạt động tư pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực.
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Từng ngành trong hệ thống cơ quan tư pháp đều còn một số hạn chế cơ bản. Một mặt những hạn chế, tồn tại này là do những nguyên nhân nội tại trong từng ngành như đã phân tích ở trên, mặt khác đứng từ phương diện lãnh đạo của Đảng ta thấy rằng, sâu xa những hạn chế đó còn do từ phía "người lãnh đạo" của Đảng.
2.2.2.1. Sự lãnh đạo của Đảng vẫn còn ảnh hưởng bởi tàn dư của cơ chế cũ
Phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện chiến tranh và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã từng ăn sâu bám rễ vào không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn trong một sớm, một chiều. Những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước đã từng đứng trước sự khủng hoảng kinh tế, khi đó Đảng đã quyết liệt vượt qua những cản trở về ý thức hệ theo mô hình kinh tế Liên Xô cũ, quyết liệt vượt qua những tư tưởng và cả những con người bảo thủ để đi đến thống nhất ý chí: cải cách kinh tế, đổi mới tư duy, quyết tâm vứt bỏ những tư duy cổ lỗ về kế hoạch tập trung để thoát ra khỏi "vòng kim cô" trói buộc cả đất nước ta sau chiến tranh bằng một cuộc đổi mới toàn diện đất nước năm 1986. Nhưng ảnh hưởng và tàn dư của nó không thể xóa bỏ ngay trong ý thức hệ của một lớp người. Do đó cần phải đổi mới từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi con người. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, đối với Nhà nước, đối với cơ quan tư pháp nói riêng cũng phải thực hiện sớm, từng bước, nhưng vững chắc và cẩn trọng để không gây nguy cơ cho vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng.
2.2.2.2. Quan niệm về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng chưa thật rõ ràng
Chúng ta luôn kêu gọi đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhưng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống, hội nhập kinh tế quốc tế, thì nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng như thế nào cho phù hợp lại chưa thật rõ ràng và thống nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thiếu chủ động, thiếu quyết tâm tạo ra những bứt phá trong quan niệm và thực hiện trong thực tiễn việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
2.2.2.3. Một số cán bộ lãnh đạo còn có tư tưởng ngại đổi mới
Trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn tư tưởng e ngại đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng tăng cường vai trò của Nhà nước và các bộ phận khác trong hệt thống chính trị, bởi sợ sẽ làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, hoặc đổi mới sẽ đụng chạm đến quyền uy và lợi ích, nên tiến trình đổi mới diễn ra còn chậm, chưa có nhiều bước đột phá. Văn kiện Đại hội X đã chỉ rõ: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu, bộ máy nhà nước chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế…
Bên cạnh đó, tính chiến đấu, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị của một bộ phận đảng viên đang bị sa sút; nhiều vụ tham ô, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn trục lợi riêng còn diễn ra; mặt khác năng lực lãnh đạo của cán bộ đảng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện đổi mới. Do vậy, vấn đề đặt ra là, để Đảng tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan tư pháp, thì nhất thiết
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP HIỆN NAY