Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 73 - 79)

- Hoạt động tiền gửi trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng: Thị

3.3.2Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ngân hàng nhà nước cần thực hiện tốt hơn công tác thanh tra ngân hàng:

Công tác thanh tra của NHNN rất có hiệu quả đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nó có tác dụng ngăn ngừa, răn đe, và phát hiện kịp thời, xử lý những sai sót đồng thời thấy được những điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp quy của NHNN. Từ đó có sự thay đổi, chỉnh sửa kịp thời và hợp lý, giúp các ngân hàng thương mại hoạt động thuận tiện hơn.

Bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống ngân hàng hoạt động:

Ngân hàng nhà nước cần đảm bảo thông tin bao gồm hai loại đó là: Thông tin về doanh nghiệp và thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập lại và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các ngân hàng thương mại, với các doanh nghiệp khác, với khách hàng….. Đây sẽ là những căn cứ đáng tin cậy để các ngân hàng thương mại sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.

Thêm vào đó Ngân hàng Nhà nước còn phải nắm vững để cung cấp cho các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định, tư vấn cho các ngân hàng thương mại về những lĩnh vực, những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng và mục tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng nhà nước cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần rà soát lại các điều luật đã ban hành xem có còn phù hợp với tình hình hiện tại không, có vấn đề gì bất cập phát sinh cần giải quyết không. Vì vẫn có nhiều văn bản, điều luật mà ngân hàng nhà nước ban hành không đồng bộ, đôi khi chồng chéo nhau gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng của các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng nước ngoài thì càng cần sự rõ ràng, và hướng dẫn cụ thể. Để hệ thống ngân hàng phát triển, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân hàng nhà nước cần có những văn bản pháp quy

mới trên cơ sở tổng hợp các văn bản pháp luật hiện hành, nhằm nới lỏng sự hoạt động của hệ thống ngân hàng, phù hợp với sự thay đổi trong cơ chế, phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay.

Ngân hàng nhà nước cần tăng quyền tự chủ cho các Ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài.

Sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng, chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các ngân hàng thương mại không giống nhau, mỗi ngân hàng có môi trường hoạt động, địa bàn, sản phẩm…khác nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình.

Vai trò quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết song ở một mức độ nhất định cần bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh cho các Ngân hàng để họ phát huy hết sự sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh. Nên nới lỏng và tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh có được sân chơi bình đẳng như cam kết khi ra nhập WTO của Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động thanh toán của các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài.

Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống thanh toán và cơ chế tín dụng để hội nhập và phát triển, đẩy nhanh tiến độ cải tổ và đổi mới mọi mặt, ngành ngân hàng Việt Nam cần tập trung chỉnh sửa những hạn chế lâu nay vốn làm suy yếu hệ thống, nhằm đuổi kịp hệ thống ngân hàng các nước đang phát triển trong

khu vực và thế giới, đồng thời khai thác triệt để mọi tinh hoa về kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng thế giới với bề dầy lịch sử lâu đời của ngành công nghiệp đặc biệt này.

Hệ thống ngân hàng Việt nam phải thực hiện tăng chất lượng và qui mô công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Nhu cầu buôn bán, trao đổi, đầu tư, viên trợ của Việt Nam với Lào là rất lớn, của dân cư Việt Nam trong tình hình hội nhập….là rất lớn, khả năng này ở các ngân hàng Việt nam hiện nay mặc dù đã được cải tiến rất nhiều đặc biệt là việc đưa công nghệ tin học trong lĩnh vực thanh toán trong những năm gần đây, nhưng khả năng này ở các ngân hàng Việt nam phải nói là quá yếu, chất lượng thấp và lạc hậu của hệ thống thanh toán khiến cho tâm lý khách hàng không tin tưởng, hoặc có nhưng không quen, không ưa thích sử dụng và lưu giữ tiền của công chúng và doanh nghiệp không những không hề giảm đi mà càng có dấu hiệu tăng lên.

Hệ thống tài khoản cứng nhắc, thiếu các tài khoản lưỡng tính (tài khoản vãng lai) khiến cho các Ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng các kỹ thuật thanh toán linh hoạt và hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng

Muốn tăng nhanh số lượng tiền gửi thanh toán, cũng như tăng tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng, thì các Ngân hàng thương mại nên cung ứng nhiều hơn nữa các dịch vụ trọn gói hoàn hảo, hiện đại hoá triệt để công tác thanh toán theo tốc độ phát triển hiện nay của công nghệ thông tin, hệ thống tài khoản kế toán phải được cải tiến để các ngân hàng có thể ứng dụng rộng rãi kỹ thuật thấu chi. ..

Thêm vào đó Ngân hàng nhà nước nên kiểm soát chặt chẽ lượng tiền, thu nhập của nhân viên thông qua hình thức trả lương qua thẻ. Nếu làm được điều này, chắc chắn ngân sách nhà nước sẽ có thêm một nguồn thu không nhỏ

là thuế thu nhập cá nhân lâu nay vốn rất khó tận dụng do nạn chi trả bằng tiền mặt không tài nào kiểm soát nổi.

Bên cạnh việc khuyến khích khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán cho các Ngân hàng thương mại, thì một thực trạng khó giải quyết đôi với các ngân hàng thương mại là việc bị lỗ nhiều từ hoạt động thanh toán quá lớn . Khi việc bỏ ra mua 1 chiếc máy rút tiền khoảng gần 500 triệu với lượng tiền trong mỗi máy là 1tỷ đồng. Lượng tiền chết và không sinh lãi này đang cần lời giải đáp của Ngân hàng nhà nước.

Nâng cao công cụ hoạt động thị trường mở

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả tác động của nghiệp vụ thị trường mở tới chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt của ngân hàng trung ương trên thị trường mở thông qua việc mua bán các chứng khoán tiếp đến các mức lãi suất của các Ngân hàng thương mại, và gián tiếp đến các mức lãi suất.

Nghiệp vụ thị trường mở thực chất là hoạt động của ngân hàng trung ương trên thị trường mở để tác động tới lượng tiền tệ cung ứng trong từng thời kỳ nhất định. Một trong các điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các thành viên phải có giấy tờ có giá, để bán và chủ động được vốn khả dụng của mình. Nhưng các tổ chức tín dụng chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn do nhiều nguyên nhân, và thực ra họ vẫn chịu sự thiếu bình đẳng trong kinh doanh thiếu thông tin . Các Ngân hàng thương mại quốc doanh được vay theo chỉ định, nên có nhiều lợi thế trong giao dịch trên thị trường mở nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá có lãi suất lợi hơn . Các Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, quĩ tín dụng ít có được ưu thế này .

Điều này đã không kích cầu tín dụng, tạo ra sự phân biệt đáng kể trên thị trường tài chính. Như thế để cho các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh tham gia nghiệp vụ thị trường mở một cách thực sự thì Ngân hàng nhà nước phải tạo cho họ sự bình đẳng, tức là giảm cho vay theo chỉ định, và phân biệt rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Đồng thời tạo hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở, tạo phương thức giao dịch phù hợp, hoàn thiện thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng nhà nước còn cần phải tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng cho các tổ chức tín dung về nghiệp vụ này.

Đây là một số chỉ tiêu nhằm mục đích đảm bảo phát triển thị trường mở + Về lãi suất: Ngân hàng nhà nước không nên để các Ngân hàng thương mại tự do hạ lãi suất cho vay theo kiểu phá giá như hiện nay. Ngân hàng nhà nước Trung ương nên chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức hội nghị giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm thoả thuận một cam kết về mức lãi suất phù hợp khi cho vay đối với từng khu vực, từng thời kỳ nhất định .

+ Kiềm chế đẩy lùi hiện tượng đô la hoá

Trước hết, phải giữ vững ổn định giá trị VND ở mức lạm phát thấp với thời gian dài, gây lòng tin của dân chúng và của các doanh nghiệp vào tiền VND. Áp dụng cơ chế lãi suất tiền gửi VND cao hơn lãi suất tiền gửi USD để hướng mọi người tích luỹ và gửi vào Ngân hàng thương mại bằng VND…

+ Nâng cao vai trò thanh tra giám sát

Ngân hàng nhà nước nên kiện toàn lại hệ thống thanh tra của Ngân hàng nhà nước ở trung ương, và có cơ chế và chỉ đạo theo chiều dọc thống nhất. Lập tiêu chí thanh tra giám sát đúng với vai trò của Ngân hàng trung ương, với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng, lại đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ, anh sinh xã hội, phát triển nền kinh tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội (Trang 73 - 79)