Nguồn vốn của công ty:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 27 - 29)

b. Các nhân tố chủ quan

2.2.1.2. Nguồn vốn của công ty:

Căn cứ vào bảng 2.5 trong danh mục bảng biểu ta thấy vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Qua bảng biểu trên ta thấy, nguồn vốn của công ty đã không ngừng lớn mạnh. Nguồn vốn chủ sở hữu tính hết ngày 31/12/2011 là 99,999trđ chiếm tỷ trọng 13.91% trong tổng vốn kinh doanh của công ty, so với cùng thời điểm năm 2010 giảm 2,02 triệu đồng, tương đương với mức giảm 2.43%. Ta cũng thấy rằng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu cũng giảm (từ 16.34% còn 13.91%). Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn

cho quá trình sản xuất kinh doanh là lớn trong khi vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng nên công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn của các tổ chức khác. Cũng vì lý do này nên nợ phải trả của công ty năm 2011 tăng so với cùng thời điểm năm 2010 là 117,215 trđ (tăng 23.35%); có thể thấy rằng tỷ lệ nợ phải trả tăng nhanh hơn rất nhiều. Điều này làm cho hệ số nợ của công ty ngày càng cao, điều này thể hiện khả năng trả nợ của công ty có dấu hiệu kém dần, điều này đang đe doạ sự an toàn của công ty.

Nhìn vào biểu ta thấy nợ phải trả tăng là do thay đổi ở tất cả các khoản mục. Vay NH tăng từ 165,378 trđ đến 251,838trđ, tăng 86,46trđ; phải trả người bán tính đến thời điểm 31/12/2011 tăng 64,255trđ; so với cùng kỳ năm 2010. Khoản người mua trả trước năm 2010 là 172,043trđ, còn tính đến 31/12/2011 là 116,972trđ, giảm 55,071trđ. Khoản phải trả nội bộ tăng cao so với năm 2010, đạt mức 32,656trđ tăng 14,375trđ và khoản này có tỷ trọng cao nhất trong nợ ngắn hạn nên đây là khoản làm cho tổng số nợ tăng cao. Tuy là khoản chiếm dụng được song doanh nghiệp cần chấp hành đúng nguyên tắc thanh toán để tránh tình trạng kém lành mạnh trong công ty.

Khoản người mua trả trước giảm là một dấu hiệu không tốt, công ty bị mất quyền sử dụng khoản vốn này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình mà phải đi vay bên ngoài và trả lãi.

Cũng như năm 2010, nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2011 được hình thành chủ yếu là từ nợ phải trả (86.09% tổng NV); trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu, chiếm 97.15% nợ phải trả, giảm 1,03% so với năm 2010; nợ dài hạn chiếm 2.85%, tăng 8,537 trđ so với năm 2010. Như vậy thực tế công ty đang đứng trước một khoản vay nợ rất lớn, điều này tác động không nhỏ đến tình hình tài chính của công ty, các khoản vay nợ này kéo theo hàng loạt các tác động khác. Mặc dù như vậy công ty đã giảm thiểu được vốn chủ sở hữu song ngược lại nguy cơ rủi ro lại rất cao và bên cạnh đó công ty phải chịu các chi phí mà cụ thể là lãi vay là không nhỏ.

Tuy nhiên, nợ phải trả của công ty ngày một tăng cũng chứng tỏ công ty đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho CBCNV. Bên cạnh đó thì cũng có điều phải lo lắng, đó là trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể là 98.18% năm 2010 và 97.15% năm 2011 trong tổng số nợ, nên công ty rất dễ rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và sẽ lúng túng về tài chính.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm là tương đối ổn định. Tuy nhiên công ty cũng cần phải quản lý và sử dụng nguồn vốn huy động được từ nguồn vốn đi vay một cách chặt chẽ, tránh lãng phí và phải có kế hoạch trả nợ hợp

tới công ty cần xem xét tổ chức lại nguồn vốn hợp lý hơn nữa, chú ý hơn đến các khoản vay dài hạn để công ty chủ động hơn trong việc sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w