công trình xây dựng
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là giá trị công trình lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhân tố khách quan…Vì vậy lượng VLĐ bị đọng lại ở chi phí SXKDDD của công ty là khá lớn, cuối năm 2011 khoản này chiếm 99.05% trong HTK, từ đó cũng chiếm lượng khá lớn trong VLĐ. Để đẩy nhanh
hơn nữa vòng quay VLĐ, công ty cần thực hiện một số biện pháp nhằm giảm lượng vốn bị ứ đọng ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đối với các công trình, hạng mục công trình sau khi đã khởi công xây dựng, công ty nên tập trung máy móc, nhân lực, vật tư để đẩy nhanh tốc độ thi công, phấn đấu bàn giao cho chủ đầu tư đúng và trước thời hạn của hợp đồng. Công ty cần chú ý là đẩy nhanh tốc độ thi công nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình, tránh tình trạng công trình hoàn thành nhưng không đảm bảo chất lượng nên không được chủ đầu tư nghiệm thu. Muốn vậy thì công ty cần:
Cần phải thực hiện tốt công tác kế hoạch sản xuất.
Trong quá trình thi công cần quản lý tốt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu phát hiện công trình không đảm bảo chất lượng thì phải xác định lý do, mức độ thiệt hại, và xử lý kịp thời để đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn ký kết trong hợp đồng. Đó chính là điều kiện đẩy nhanh vòng quay VKD, đồng thời để các khách hàng tin tưởng thanh toán tiền hàng sớm và đúng hạn.
Cần chủ động thường xuyên cử cán bộ trực tiếp xuống các công trình để giám sát, quản lý chất lượng thi công; xem xét tiến độ thi công, khối lượng công việc hoàn thành chứ không thụ động chờ các công trình báo về. Từ đó, công ty đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho các công trình hoàn thành đúng thời hạn.
Đối với những công trình đã hoàn thành, công ty cần đẩy nhanh quá trình lập hồ sơ hoàn thành công trình, bàn giao cho chủ đầu tư, đẩy nhanh quá trình thanh quyết toán, tránh tình trạng công trình đã hoàn thành mà chưa được thẩm định bàn giao, làm tồn đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ .
- Tăng cường công tác thu hồi vốn trong thanh toán.
Vào thời điểm cuối năm, trị giá các khoản phải thu của công ty là 223,717trđ chiếm 33.43% vốn lưu động, tăng 7,451 trđ so với đầu năm với tỷ lệ tăng 3.45%. Do đó công ty cần có biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ, tránh hiện tượng bị chiếm dụng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn thậm trí có thể gây thất thoát vốn. Tuy nhiên công ty không thể cùng một lúc thu hồi toàn bộ số nợ mà cần có kế hoạch thu hồi nợ một cách khoa học và chính xác. Chính vì vậy công ty cần tiến hành tuần tự các giải pháp sau đây:
Trước hết công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản “phải thu của khách hàng” bởi đây là khoản có giá trị lớn nhất (203,058trđ chiếm tỷ trọng 90.93% trong tổng các khoản phải thu) và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến tốc độ luân chuyển của vốn. Việc nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu của khách hàng