Tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” nằm trong “Hai khảo luận về chính quyền” (Two Treatises of The Government) của John Locke.
Tác phẩm được xuất bản vào đúng lúc nó có thể hình thành các tư tưởng của một thời đại và ảnh hưởng tới diễn biến của nhiều sự kiện chính trị sau này. Nhiều học giả cho rằng: “Hai khảo luận về chính quyền” được viết vào thời gian xảy ra khủng hoảng của dự luật tống xuất anh em quốc vương James II. Sự thất bại của dự luật này đã đưa J. Locke và các đồng chí của ông đến quan điểm khởi nghĩa vũ trang. “Hai khảo luận về chính quyền” là sự biện minh cho cuộc Cách mạng 1688, là sản phẩm của thời đại ông, phản ánh mối quan tâm của J. Locke trong việc biện hộ cho hiến pháp và tự do cá nhân đang bị đe dọa. Vì vậy, “Hai khảo luận về chính quyền”, nhất là khảo luận thứ hai là tiếng nói của J. Locke để bảo vệ các quyền của con người.
Khảo luận thứ hai về chính quyền được xuất bản lần đầu tiên, ẩn danh, vào tháng 12 năm 1689 tại Anh với tên gọi Two Treatises of The Government (bao gồm Khảo luận thứ nhất và khảo luận thứ hai về chính quyền). Chỉ sau một thời gian ngắn được xuất bản cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn trong công chúng cũng như giới nghiên cứu. Năm 1691, chỉ hai năm sau lần xuất bản đầu của Two Treatises of The Government (Hai khảo luận về chính quyền), bản dịch tiếng Pháp của David Mazzel, đã được ra mắt, tuy nhiên, bản tiếng pháp này không đầy đủ (không có phần Lời nói đầu của Locke, Khảo luận thứ nhất, và chương đầu tiên của Khảo luận thứ hai) đến giữa thế kỷ XVIII, phiên bản đầy đủ bằng tiếng Pháp được xuất bản, nhờ vậy, Montesquieu,Voltaire và Rousseau đã được tiếp xúc và nghiên cứu cuốn sách này. Tầm ảnh hưởng của những tư tưởng trong cuốn sách không chỉ dừng ở Châu Âu mà nó còn lan tỏa rộng rãi sang tận Bắc Mỹ. Năm 1773, phiên bản Mỹ được xuất bản, phiên bản này được cho là đầy đủ và gắn với tính học thuật của nguyên bản hơn. Hiện nay, phiên bản này vẫn còn là phiên bản ít nhiều phổ biến đối với người đọc trên khắp thế
giới. Đến tận thế kỷ XX, một phiên bản khác của cuốn sách mới được ra mắt tại Mỹ.
Khảo luận thứ nhất về chính quyền” hiện chưa được dịch sang tiếng Việt. Trong khảo luận thứ nhất, J. Locke nhắm đến việc biện bác cách nhìn gia trưởng về thánh quyền của vua chúa được Sir Robert Filmer truyền bá. J. Locke đã phê phán luận điểm của Filmer khi cho rằng con người tự do mặc nhiên, và mọi chính quyền chân chính đều là nền quân chủ chuyên chế, vua chúa là những người được truyền tiếp từ con người đầu tiên là Adam. Đồng thời, ông còn phê phán quan niệm của Filmer về thánh quyền trong việc hình thành và tổ chức quyền lực nhà nước trong tác phẩm “Nền gia trưởng hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa”.
“Khảo luận thứ hai về chính quyền” với tựa phụ là “Luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự” được coi là một trong những “danh tác chính trị thế giới”. Tác phẩm vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, là tiền đề trực tiếp của trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hoạt động của các nhà lập quốc Mỹ sau này.
Tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” được J. Locke chia thành 19 chương, mỗi chương có một tiêu đề riêng. Trong đó: Chương 1, chương 2 ông mô tả một trạng thái không có chính quyền và quyền lực chính trị. Đó là trạng thái tự nhiên, ở đó con người có tự do, bình đẳng hoàn hảo, con người sống và hành động tuân theo các quy tắc của luật tự nhiên.
Từ chương 3 đến chương 6, ông chỉ ra những nguyên nhân của việc chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội công dân, xã hội chính trị. Ở đó, con người tuân theo “Khế ước xã hội” do chính con người thỏa thuận với nhau xây dựng nên.
Từ chương 7 đến chương 13, J. Locke trình bày lý thuyết về quyền lực nhà nước với ba quyền là quyền hành pháp, quyền tư pháp và quyền liên hiệp được đặt vào các cơ quan khác nhau nhằm đảm bảo tính chất công bằng và phân minh trong việc làm luật và thi hành luật.
Từ chương 14 đến chương 19, ông chỉ ra một cách chi tiết các nguyên nhân dẫn đến sự giải thể của chính quyền bao gồm cả nguyên nhân từ phía bên ngoài do sự xâm nhập của vũ lực ngoại bang và nguyên nhân bên trong khi nhà nước không làm tròn trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của nhân dân, xâm phạm các quyền cơ bản của con người. Khi đó, nhân dân có quyền bãi miễn chính quyền.
Khái quát lại những tư tưởng mà tác giả trình bày trong tác phẩm ta thấy chúng bao gồm 2 nội dung chính đó là vấn đề quyền con người và học thuyết về nhà nước. Những kiến giải của J. Locke dựa trên tinh thần chung của triết học chính trị thế kỷ XVII – XVIII đó là quan niệm về pháp quyền tự nhiên và khế ước xã hội.
Kết luận chƣơng 1
John Locke sinh ra trong bối cảnh cả nước Anh và toàn châu Âu đang trải qua những biến đổi quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội… chuẩn bị cho những thay đổi sâu sắc của lịch sử châu Âu.
Nước Anh thế kỷ XVII với những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội, với thực tế quá trình hoạt động chính trị của bản thân đã được J. Locke phản ánh vào trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”. Có thể nhận thấy rằng, việc John Locke – một trí thức uyên bác lại được trực tiếp tiếp xúc với thực tế chính trị chuyên quyền, ngay chính từ bên trong guồng máy của nó, đã sớm nung nấu nhiệt huyết nơi con người này và đó cũng chính là tác nhân quan trọng định hình nên quan niệm về nhà nước rất sâu sắc được thể hiện trong tác phẩm này. “Khảo luận thứ hai về chính quyền” ra đời là sản phẩm tất yếu của một thực tại ở thời kỳ mà J. Locke sống và trên cơ sở đó mà ông xây dựng nên một mô hình nhà nước mới trong đó các quyền hạn cũng như chức năng của nó, tất cả luôn hướng đến mục tiêu đảm bảo tốt nhất các quyền tự nhiên của con người.Vì vậy, “Khảo luận thứ hai về chính quyền” được coi là một cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị Châu Âu đương thời và gây được tiếng vang lớn đối với nền chính trị nhân loại sau này, mở đầu cho một thời đại mới – thời đại tranh đấu cho quyền tự do chân chính của con người. Tác phẩm còn là sự phản ánh khát vọng của giai cấp tư sản Anh đương thời muốn vươn lên giành lấy chính quyền, phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến, tạo sức bật cho sản xuất tư bản phát triển. Việc đưa ra quan niệm về nhà nước pháp quyền của John Locke là nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự tồn tại của chính bản thân nhà nước ở
Anh lúc bấy giờ, đây cũng chính là những điều trăn trở của cả thời đại John Locke.
Ngoài ra quan niệm về xã hội - nhà nước của Locke còn bị chi phối và ảnh hưởng từ tư tưởng của các nhà tư tưởng trước đó như: Aristoles; Machiavelli; Spinoza; Hobbes… song Locke đã phát triển các tư tưởng của các bậc tiền bối trên trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán đặc biệt khi xây dựng học thuyết về nhà nước, Locke còn dựa trên chính quan niệm về con người và quyền con người của ông như là một cơ sở lý luận quan trọng và xuyên suốt
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG QUAN NIỆM CỦA JOHN LOCKE VỀ NHÀ NƢỚC TRONG TÁC PHẨM “KHẢO LUẬN THỨ HAI VỀ
CHÍNH QUYỀN”