f. Sơ đồ mạch để MPU6050 hoạt động
2.2.3.2. Mã hóa, giải mã giữ liệu trong truyền thông RF
Trên khơng trung có rất nhiều sóng điện từ tồn tại, tác động vào máy thu gây nhiễu, việc mã hóa, giải mã để đưa ra được tín hiệu truyền đi, thu về đạt độ chính xác cao và loại trừ các tác động sai do môi trường bị nhiễu tác động vào máy thu.
Việc mã hóa được coi là rất quan trọng trong điều khiển, nó nâng cao độ bảo mật, khơng bị nhiễu do mơi trường xung quanh. Một máy phát có mã hóa và máy thu có giải mã sẽ ít bị nhận sai dữ liệu hoặc cũng có thể sửa sai dữ liệu, khó bị can nhiễu hơn so với khơng mã hóa.
Dữ liệu được đưa vào máy phát là dạng nối tiếp, trong truyền thông số, các bit 0 hoặc 1 sẽ được đưa vào đầu dữ liệu phát mã hóa và máy thu có nhiệm vụ giải điều chế, hồn lại dạng của tín hiệu này.
Việc mã hóa dữ liệu cũng như mã hóa điều khiển vậy, ta có thể làm bằng nhiều cách: sử dụng các IC mã hóa – giải mã, lập trình bằng vi điều khiển, mã hóa trực tiếp với PC …
Có rất nhiều dạng mã hóa khác nhau như: NRZL (Non Return to Zero Level), NRZI ( Non Return to Zero Inverted), Manchester … Hình dưới là một số dạng mã hóa phổ biến.
Điều chế là dùng tín hiệu cần truyền để làm thay đổi một thơng số nào đó của một tín hiệu khác, tín hiệu này thực hiện nhiệm vụ mang tín hiệu cần truyền đến nơi thu nên được gọi là sóng mang.
Mục đích của điều chế là dời phổ tần của tín hiệu cần truyền đến một vùng phổ tần khác thích hợp với tính chất của đường truyền và nhất là có thể truyền đồng thời nhiều kênh một lúc.
Tóm lại, phương pháp điều chế là dùng tín hiệu cần truyền làm thay đổi một thơng số nào đó của sóng mang (biên độ, tần số, pha …). Tùy theo thông số được lựa chọn ta có các phương pháp điều chế khác nhau: Điều chế biên độ AM (Amplitude Modulation), điều chế tần số FM (Frequency Modulation), điều chế pha ΦM …
+ Điều chế AM (Amplitude Modulation)
Dữ liệu có thể được truyền bằng phương pháp điều chế AM, trong trường hợp này gọi là kỹ thuật dời biên (ASK – Amplitude Shift Keying). Bit 1 được truyền đi bởi sóng mang có biên độ E1, bit 0 được truyền đi bởi sóng mang có biên độ E2. Hình dưới minh họa tín hiệu ASK.
Hình 2.29. Điều chế AM
+ Điều chế FM (Frequency Modulation)
Dữ liệu có thể được truyền bằng phương pháp điều chế FM, trong trường hợp này gọi là kỹ thuật dời tần (FSK – Frequency Shift Keying).
FSK được dùng rộng rãi trong truyền số liệu. Trong FSK bit 1 được truyền đi bởi tần số FM, bit 0 được truyền đi bởi tần số FS. Hình dưới minh họa tín hiệu điều chế FSK.