Tx (Transmitter) máy phát sóng và Rx (Receiver) máy thu sóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Gamepad điều khiển từ xa và thiết kế mạch điều khiển cho mô hình máy bay 4 cánh (Trang 57 - 58)

Máy phát có nhiệm vụ mã hóa vị trí của các cần điều khiển (stick) thành một dãy các tín hiệu điện (signal) và phát tín hiệu này ra khơng gian.

Tx có một số khái niệm sau:

- Channel: Đó là số kênh, số lệnh hay đơn giản là số servo mà nó điều khiển được. tùy vào mục đích sử dụng ta có thể chọ số kênh từ 1 đến 14 hay nhiều hơn nữa.

- AM và FM :T cả các Tx đều sử dụng radio để truyền tín hiệu ra khơng gian, tần số của sóng được xác định bởi thạch anh. Sóng radio đơn thuần chỉ là sóng mang, một cơng cụ truyền dẫn, do đó có thể truyền tín hiệu đến máy thu (Rx), sóng radio cần phải được điều chế trước khi phát đi có 2 dạng điều chế là AM và FM: + AM điều biên là tín hiệu được điều chế vào sóng mang dưới dạng thay đổi biện độ của sóng mang.

+ FM điều tần là tín hiệu được điều chế vào sóng mang dưới dạng thay đổi tần số của sóng mang. Tất cả các máy phát dùng cơ chế mã hóa PCM đều dùng sóng mang là FM.

Sóng FM nếu so sánh với sóng AM thì có khả năng chống nhiễu cao hơn hẳn, với AM thì các thiết bị điện thơng đều là nguồn gây nhiễu cho sóng AM, trong khi đó với FM thì các nguồn xung này khơng thể gây nhiễu trừ trường hợp các thiết bị đó có tần số gần hoặc bằng với tần số mà ta đang dùng.

- PPM và PCM đây là cơ chế mã hóa tín hiệu trước khi phát ra của Tx.

+ PPM là vị trí của servo được quyết định bởi thời gian của 2 tín hiệu xung liên tiếp.

+ PCM là vị trí lớn nhất và nhỏ nhất của servo được chia ra thành nhiều khoảng nhỏ và được đánh số và tùy theo vị trí của tay điều khiển mà Tx gửi đi 1 con số ứng với vị trí đó.

- Module RF với một số máy phát chất lượng cao phần phát sóng được tách rời và người dùng có thể thay đổi dễ dàng. Khi đó với cùng một bộ điều khiển người dùng có thể dùng được ở nhiều băng tần khác nhau bằng cách thay thế module cho tần số tương ứng.

- Rx máy thu sóng có chức năng nhận sóng radio từ Tx và giả mã các tín hiệu điều khiển cho từng servo:

+ Nhằm tăng chất lượng nhận sóng và khả năng kháng nhiễu của các mạch thu thường chuyển tần số sóng mang (cao tần) xuống tần số thấp hơn (trung tần) để khuếch đại và giải mã.

+ Chuyển đổi tần số sóng mang thành tần số 455 KHz chỉ qua một lần chuyển đổi để dễ dàng hình dung có thể xem bài tốn sau : gọi tần số sóng mang là F1 bằng 72.550 MHz, tần số định bởi thạch anh của Rx là F2 thì ta có 0.455 MHz=F1-F2 suy ra F2= 72.095 MHz tần số này được định bởi thạch anh Rx. + Chuyển đổi tần số sóng mang thành tần số 455 KHz chỉ qua hai lần chuyển đổi, tần số được chuyển lần 1 xuống còn 10,7 MHz và chuyển tiếp 1 lần nữa thành 455 KHz. Để dễ dàng hình dung có thể xem bài tốn sau : gọi tần số sóng mang là F1 bằng 72.550 MHz , tần số định bởi thạch anh của Rx là F2, tần số định bởi thạch anh có sẳn trong Rx là F3 ta có: 10.7 MHz = F1 - F2 từ đó suy ra F2=61.85 MHz , 0.455 MHz = F2 - F3 từ đó suy ra F3 = 10.245 MHz

+ Với F2 là tần số quyết định bỡi thạch anh Rx

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng Gamepad điều khiển từ xa và thiết kế mạch điều khiển cho mô hình máy bay 4 cánh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)