6.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu sản xuất nước rửa chén và dầu gội (Trang 36 - 39)

- 6.2.1 Giấy thu hồi

- Theo ước tính hiện nay cứ 20 năm lượng gỗ tiêu thụ hằng năm đã tăng gấp đôi, trong đó một phần lớn gỗ được sự dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy. với nhu cầu về nguồn nguyên liệu lớn như vậy đã đặt ra cho thế giới một vấn đề gay gắt về việc tím ra nguồn nguyên liệu mới để thay thế. Trong khi chờ đợi những kết quả nguyên cứu về các loại xơ sợi mới thì việc tái sử dụng một lượng lớn giấy đã qua sử dụng đáp ứng phần nào việc thiếu nguyên liệu gỗ đồng thời góp phần giải quyết vần đề ô nhiễm môi trưởng do lượng giấy thải ra.

- Giấy thu hồi được định nghĩa là giấy đã qua ít nhất một lần sử dụng và giấy vụn, đứt, giấy xén không đạt tiêu chuẩn từ các nhà máy giấy. được coi là nguồn nguyên liệu hạng 2 vì tính chất tạo giấy của xơ sợi kém hơn so với sợi mới.

- Những ưu điểm của việc sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu giấy: − Giá rẻ

− Tốn ít năng lượng nghiền.

− Có thể thay thế một phần bột giấy mới.

− Hiệu quả kinh tế cao, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên gỗ từ rừng.

- Thông thường giấy thu hồi có nguồn gốc từ các nguồn chính sau: hộ gia đình, văn phòng, xí nghiệp in ấn, và các nguồn công nghiệp khác.

- 6.2.2 Nguyên liệu sản xuất giấy

- Nguyên liệu để sản xuất giấy trước tiên phải có tính chất sơ sợi và có khả năng đan kết, ép thành tấm đồng nhất. Ở những chỗ sơ sợi tiếp xúc nhau có sự hình thành liên kết chặt chẽ. Giấy gồm có 2 thành phần chính là bột giấy và các chất phụ gia. Bột giấy có tính chất sợi và thường có nguồn gốc từ thực vật như gỗ, rơm, mía…hay động vật, vô cơ hay tổng hợp. cellulose là thành phần chính của bột giấy là một loại polysaccarit được tạo thành từ các monome là α-glucose. Công thức phân tử của cellulose là (C6H10O5)n trong đó chỉ số n phụ thuộc vào nguồn cellulose và các phương pháp xử lý gỗ gọi là độ trung hợp của phân tử cellulose.

- Chất phụ gia là những chất được thêm vào để gia tăng tính năng sử dụng của giấy như tính kháng kéo, tính kháng nước, độ phủ, độ trắng…Chất phụ gia cho ngành công nghiệp giấy được phân loại theo công dụng gồm có những loại sau:

− Chất keo chống thấm là chất làm tăng khả năng kháng nước của giấy như keo nhựa thông, AKD, ASA…

− Chất trợ bảo lưu là chất được sử dụng với mục đích giữ lại trên lưới xeo những hạt mịn có trong thành phần bột giấy như chất độn, xơ sợi, keo chống thấm….

− Chất tạo màu, mùi…

− Chất gia cường khô là chất có tác dụng gia tăng độ bền cơ lý của giấy khi ở trạng thái khô như tinh bột cation.

− Chất gia cường ướt: có tác dụng gia tăng độ bền cơ lý của giấy khi ở trạng thái ướt.

− Chất độn gồm những chất làm tăng tính quang học và hạ giá thành của giấy. những chất này thường là những chất mịn vô cơ có màu trắng không tan trong nước như cao lanh, bột Talc, bột đá vôi…

- 6.2.3 Quy trình sản xuất giấy từ giấy thu hồi

- Các giai đoạn sản xuất bột giấy từ giấy thu hồi như sau:

− Nghiền thủy lực: nhằm đánh tơi nguyên liệu giấy dưới tác dụng của lực cơ học thành sợi mịn nhắm tạo huyền phù bột giấy trong nước có độ đồng nhất cao. Đối với giấy thu hồi có độ bền cơ lý cao cần gia nhiệt nhẹ khoảng 70oC.

− Đánh tơi sợi: tiếp tục đánh tơi mịn những mảnh sợi còn lại của giai đoạn nghiền.

− Sàng sợi: lấy đi các tạp chất thô từ huyền phù sợi thu hồi.

− Tinh chế bột từ cyclon thủy lực: loại các tạp chất nặng hoặc nhẹ bằng các thiết bị tinh chế bột bằng lực ly tâm.

− Khử mực bằng phương pháp tuyển nổi: tinh chế huyền phù bột bằng cách tách các hạt mực.

− Làm đặc bột: lấy đi một phần nước từ huyền phù bột.

− Rữa bột loại mực và tạp chất: tiếp tục tách các tạp chất có kích thước nhỏ hơn 30 μm.

− Phân tán và xé tơi sợi: đánh tơi, giảm kích thước đến không nhìn thấy. − Tẩy trắng bột: bột sau khi khử mực, làm đặc, phân tán, đánh tơi cần

phải được tẩy trắng.

− Nghiền bột: cải thiện một số tính chất cơ lý của xơ sợi.

− Phối trộn và tồn trữ.

Một phần của tài liệu sản xuất nước rửa chén và dầu gội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w