- 7.5 TRẢ LỜI CÂU HỎ
8.5.2. Tính toán khối lượng của các chất trong đơn công nghệ
Hoá chất Tỷ lệ (%) Thuốc nhuộm hoạt tính 0.9 Hồ alginate natri 8% 55
Na2CO3 3
8.5.3. Sản phẩm
Mẫu sau in Mẫu sau gắn màu vi sóng
Mẫu gắn màu steam Mẫu gắn màu thermosol
8.6.TRẢ LỜI CÂU HỎI
2. Tại sao phải không sử dụng hồ alginate nguyên để pha hỗn hợp hồ in mà phải pha hồ alginate 8%?
Không sử dụng hồ alginate nguyên chất để pha hỗn hợp hồ in mà ta cần phải pha hồ alginate 8%, vì ở nồng độ 8%, hồ có tính trương nở và kết dính cao hơn.
3. Tại sao không được pha hồ in ở nhiệt độ > 550C khi hỗn hợp chứa thuốc nhuộm hoạt tính?
Khi pha hồ in ta không thể pha hồ in ở nhiệt độ >550C, vì ở nhiệt độ này hoạt tính của thuốc nhuộm bị giảm, sản phẩm sau khi hình thành sẽ bị giảm cường độ màu.
4. Nêu tác dụng của Na2CO3, urê, hồ alginate natri trong đơn công nghệ hồ in?
- Na2CO3 (xođa 98%): được sử dụng để gắn màu giữa xơ sợi với thuốc nhuộm. - Urê có tác dụng như một chất hút ẩm đồng thời làm tăng khả năng hoà tan của
thuốc nhuộm hoạt tính.
- Hồ alginate natri được xem như một chất tạo môi trường, trong đó chứa tất cả các chất trợ cùng thuốc nhuộm. Nó có vai trò định vị thuốc nhuộm, không cho thuốc nhuộm không cho thuốc nhuộm di chuyển lên bề mặt vải giúp vân hoa không bị nhoè. Đồng thời, chất nền còn là một môi trường thực hiện phản ứng gắn màu.
5. Tại sao trong quy trình pha hồ in phải cho Na2CO3 vào cuối quy trình? Nếu cho vào cùng lúc với thuốc nhuộm được không? Tại sao?
Thuốc nhuộm hoạt tính có nhược điểm là dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm, nên ta cho Na2CO3 vào cuối cùng để hạn chế phản ứng thuỷ phân này. Không nên cho cùng một lúc nhằm tránh hiện tượng không đều màu trong quá trình in.
6. Quy trình gắn màu nào thích hợp nhất đối với vải cotton? Tại sao?
Phương pháp chưng cất là thích hợp nhất. Phương pháp này đơn giản, thời gian ngắn cho hiệu quả rất tốt.