- Na 2SO4 SRCH 2CH2O cenllulose
2.2. Xơ dừa biến tính
- Qua kính hiển vi điện tử, hình thái xơ sợi dừa có đường kính từ 100 – 300 µm. Trên bề mặt sợi xơ dừa tự nhiên có nhiều lỗ rỗng li ti, đường kính lỗ rỗng khoảng 5 – 10 µm. Mặt cắt ngang sợi có các vách tế bào sợi bên trong, nằm ngang và dọc trong sợi được mắc xích với nhau tạo các ống ô vuông chứa lignin, hemicellelose, pectin, cellulose là thành phần chính của vách tế bào. Trong đó lignin bao bọc bên ngoài nhằm bảo vệ cấu trúc cellulose, hemicellelose và lignin liên kết các tế bào sợi lại tạo dạng vô định hình. Tiềm năng của một sợi chứa lignocellulosic rẻ, xơ dừa đã được đánh giá để loại bỏ các ion kim loại nặng như Ni2+, Zn2+, Fe2+ từ dung dịch nước. Tuy nhiên, xơ dừa trước khi sử dụng cần phải qua biến tính.
- Trước khi dùng xơ dừa để hấp phụ màu và mùi trong nước thải dệt nhuộm phải trải qua giai đoạn xử lý lignin. Vì lignin là thành phần kết dính tế bào thực vật nên trên đó có chứa các thành phần hữu cơ rất dễ bị phân huỷ trong điều kiện môi trường. Mục đích của quá trình tiền xử lý nhằm phá vỡ cấu trúc lignin và cellulose và tăng kích thước lỗ xốp trong xơ sợi thực vật.
- Các tác nhân biến tính xơ dừa chính là acid HCl và acid H2SO4 nhưng về tính hiệu quả thì acid H2SO4 đạt hiệu quả cao hơn và giá thành rẻ hơn. Mặt khác, KOH cũng được sử dụng để xử lý xơ dừa, còn đối với rơm và sợi tre thì khả năng phân huỷ quá lớn nên
không sử dụng được. Có thể thêm hoá chất vào sẽ tạo ra các hiệu ứng cần thiết tác động tốt lên hoạt tính hấp phụ của cacbon sau khi hoạt hoá.
- Hấp phụ bằng xơ dừa biến tính: tăng cường hấp phụ ion kim loại, khử mùi và khử màu. Thực tế đã khẳng định khả năng và hiệu quả sử dụng xơ dừa ở dạng thô trong bể xử lý kỵ khí để xử lý nước thải chứa chất ô nhiễm hữu cơ cao. Xơ dừa là một vật liệu rẻ tiền, thân thiện với môi trường và sẳn có ở nhiều vùng của nước ta.
- Mặt khác, khi xử lý nước thải bằng quá trình sinh trưởng lơ lửng (không có giá thể cho vi sinh vật bám), thì nước thải qua xử lý đi ra ngoài, đã mang theo một lượng đáng kể vi sinh vật. Phương pháp xử lý theo kiểu sinh trưởng kết bám (có giá thể) khắc phục được điều này. Trước đây, những vật liệu được sử dụng làm giá thể thường là các vật liệu trơ như cát sỏi, gốm, xỉ quặng hoặc chất dẻo. Tuy tuổi thọ của xơ dừa, với tính chất là một vật liệu, vẫn còn là một vấn đề phải xem xét, sử dụng xơ dừa làm giá thể cho vi sinh vật có thể được coi như một hướng phát triển các công nghệ xử lý nước thải đơn giản và rẻ tiền.
- Thông thường, xơ dừa được xử lý trong dung dịch HCl từ 4% - 10% trong 4 – 8 giờ, H2SO4 từ 5 – 8% trong 8 – 24 giờ, NaOH từ 1 – 10% trong 20 giờ để biến tính xơ ở nhiệt độ phòng 300C. 3.DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HOÁ CHẤT 3.1. Dụng cụ và thiết bị - Dụng cụ - Số lượ ng - Dụng cụ - Số lượ ng - Becher 500ml - 2 - Phễu thuỷ tinh - 2 - Becher 250ml - 2 - Bình tia - 1 - Becher 100ml - 1 - Ống nhỏ giọt - 1
- Erlen
250ml - 2 - Bóp cao su - 1
- Pipet 5ml - 1 - Máy đo pH - 1
- Pipet 10ml - 1 - Máy đo độ
dẫn điện - 1
- Ống đong
100ml - 1 - Cân điện tử - 1
- Đũa khuấy - 2 - Giấy lọc - 10
3.2. Hoá chất
- Nước thải - Xơ dừa
4.THỰC NGHIỆM