Phương pháp đo phổ hấp thụ

Một phần của tài liệu Chế tạo vật liệu TiO2 và nghiên cứu khả năng quang xúc tác của chúng (Trang 49 - 50)

Đo phổ hấp thụ là kỹ thuật đo sự phụ thuộc của độ hấp thụ ánh sáng vào bước sóng thông qua việc so sánh cường độ của ánh sáng trước và sau khi tương tác với vật chất. Phổ hấp thụ của nguyên tử hay phân tử phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của chúng nên việc đo và phân tích phổ hấp thụ của vật liệu rất hữu ích trong việc nhận biết các hợp chất. Thông qua việc nghiên cứu sự tương tác của vật liệu với ánh sáng chiếu vào ta có thể biết được thông tin về các quá trình hấp thụ xảy ra tương ứng với các chuyển dời quang học từ một số trạng thái cơ bản mj đến một số trạng thái kích thích ni.

Hình 2.3.Toàn cảnh hệ kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường Hitachi S-4800.

Quả cầu tích phân có dạng hình cầu, mặt trong được mạ một lớp có hệ số phản xạ 100%. Do đó năng lượng chiếu tới mọi điểm trong quả cầu sau lần phản xạ đầu tiên là như nhau. Quả cầu tích phân có tác dụng tập trung các tia sáng được phản xạ từ mẫu và thu lại ở detector. Phương pháp này có thể dùng để nghiên cứu mẫu rắn, bột, bề mặt được sơn... Nguyên tắc phương pháp đo phổ hấp thụ bằng quả cầu tích phân được trình bày trên hình 2.4.

Chiếu chùm sáng tới theo đường truyền như hình vẽ. Đo cường độ ánh sáng thu được từ detector khi đặt baseline (không có mẫu) và đặt mẫu tại vị trí đo mẫu. Cường độ ánh sáng thu được từ detector trong trường hợp đo baseline được ký hiệu là I0( ) Khi đặt mẫu vào đo, ánh sáng bị hấp thụ một phần, tại detetector thu được giá trị cường độ sáng là I( ). Độ hấp thụ A của mẫu được xác định từ biểu thức: ) ( ) ( lg 0   I I A  (2.4)

Phép đo phổ hấp thụ được thực hiện trên hệ đo UV - VIS - NIR Spectrophotometer - CARRY 5000 tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chế tạo vật liệu TiO2 và nghiên cứu khả năng quang xúc tác của chúng (Trang 49 - 50)