Trong khoảng 15 năm trở lại đây tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng lên gấp 2 lần,
được xếp 1 trong 3 bệnh gây tử vong cao nhất cùng với bệnh tim mạch và ung thư. Càng nhiều tuổi tỷ lệ mắc càng cao, ≥ 65 tuổi tỷ lệ bệnh tới 16%, hay gặp hơn ở người béo phì.
* Trên thế giới
Tỷ lệ mắc bệnh chung ở các nước Âu Mỹ vào khoảng 2% - 48% ở
người lớn [22], [25]. Tại Châu Á tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế mà tỷ
lệ mắc bệnh khác nhau: Hàn Quốc 2%; Malaysia 3%; Thái Lan 4,4%; Indonesia 17% ở người lớn trên 30 tuổi. Nếu như ở Singapor năm 1975 tỷ lệ
mắc bệnh là 1,9%, đến năm 1984 là 4,7% và đến năm 1998 tỷ lệ này đã lên tới 9% [5].
Tại hội nghị ĐTĐ và rối loạn chuyển hĩa lần thứ nhất tháng 11 năm 2010 tại Hà Nội đã cảnh báo tốc độ gia tăng nhanh chĩng của ĐTĐ, thế giới năm 2007: 246 triệu; dự kiến năm 2025 tăng 54%: 380 triệu người; Đơng Nam Á năm 2007: 46,5 triệu người, dự kiến năm 2025 tăng 73%: 80,3 triệu người mắc ĐTĐ [33].
* Tại Việt Nam
- Năm 1990, lần đầu tiên nghiên cứu dịch tễ ĐTĐ được tổ chức một các khoa học đã đưa ra được các tỷ lệ tương đối chính xác ở các khu vực Hà Nội (1,2%), Huế (0,95%), Thành phố Hồ Chí Minh (0,95%) [1].
- Năm 2001, điều tra tiến hành ở 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra thực sự là tiếng chuơng cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nĩi riêng và bệnh khơng lây nĩi chung ở Việt Nam; tỷ lệ ĐTĐ nĩi chung là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1%; tỷ lệ các yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ là 38,5%, nhưng điều làm người ta phải
lưu tâm là cĩ tới > 64,9% số người mắc bệnh ĐTĐ khơng được phát hiện và khơng được hướng dẫn điều trị [1].
Tại Việt Nam, cuộc điều tra bệnh ĐTĐ cuối năm 2008 cho thầy tỷ lệ ĐTĐ tăng gần gấp đơi so với năm 2002 (5% so với 2,7%). Cũng như trong cuộc điều tra này, số người mắc ĐTĐ tăng rất nhanh ở 4 thành phố lớn là 7% so với 4% năm 2000 [33].